MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học. Ảnh: RGEP

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tập trung bồi dưỡng cán bộ nguồn

T.T LDO | 06/05/2019 19:38

Từ năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai ở lớp 1 trên toàn quốc. Hiện Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tích cực đào tạo cán bộ nguồn để đáp ứng yêu cầu của chương trình.

PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học bên lề Hội thảo Tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, nâng cao năng lực thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, diễn ra ngày 6.5, tại Hà Nội.

PV: Bộ GD-ĐT đã tổ chức đợt tập huấn giáo dục phát triển năng lực và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cho 200 báo cáo viên nguồn. Tại sao lại có đội ngũ “báo cáo viên nguồn” này, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Đây là lực lượng nòng cốt để phát triển tài liệu bồi dưỡng cho cả 4 đối tượng trong năm nay và những năm tới. Họ là người có trình độ chuyên môn trong lý luận và phương pháp dạy học, để sau này họ có thể vừa trực tiếp đào tạo giảng viên trong trường, đồng thời bồi dưỡng giáo viên (GV) triển khai phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực học sinh (HS) ở các nhà trường.

Bên cạnh đó, khoảng 60 GV giỏi ở các trường phổ thông và một số hiệu trưởng cũng được lựa chọn là báo cáo viên nguồn.

Sau đó, các báo cáo viên nguồn sẽ nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới dưới các góc độ khác nhau để họ hiểu rõ nhất về CT, từ đó viết tài liệu cho từng đối tượng, với mục tiêu tất cả các đối tượng này khi triển khai xuống nhà trường phải đảm bảo được việc tạo điều kiện thuận lợi nhất, cũng như phát triển năng lực tốt nhất để GV có thể tổ chức được các hoạt động trong nhà trường như đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

PV: Chương trình mới nhấn mạnh tới mục tiêu cốt lõi là phát triển năng lực người học. Cụm từ này được nhắc nhiều trong những năm gần đây nhưng dường như ngay cả hiệu trưởng hay GV cũng còn hiểu rất mơ hồ về điều này?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Khóa tập huấn cho 200 báo cáo viên như tôi nói ở trên tập trung vào lõi quan trọng nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới là định hướng phát triển năng lực. Muốn phát triển năng lực HS thì khâu quan trọng nhất là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, cũng như kiểm tra đánh giá.

Chính vì vậy, trong khóa tập huấn 5 ngày vừa rồi, chúng tôi tập trung vào phần đổi mới phương pháp dạy học, làm sao để tổ chức được cho HS học một cách tích cực, tự lực thông qua các bài học, để từ đó HS sẽ phát triển được các năng lực.

Thực tế, việc phát triển năng lực HS không phải điều gì quá xa lạ với GV. Chẳng hạn như HS được hướng dẫn để đọc, để lĩnh hội kiến thức từ trong văn bản, qua đó HS vừa có được kiến thức vừa phát triển được năng lực đọc hiểu, năng lực ngôn ngữ. Trong quá trình đọc hiểu, nếu bài giảng được thiết kế tạo điều kiện cho HS được thảo luận, tương tác với nhau thì HS sẽ phát triển được năng lực giao tiếp hợp tác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn