MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chương trình ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Chương trình ngữ văn mới: Vẫn chưa ngã ngũ

HUYÊN NGUYỄN LDO | 18/01/2018 12:10
Dự thảo chương trình môn học ngữ văn mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể nhận được nhiều sự đánh giá cao khi được xây dựng theo hướng mở. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiên lệch về định hướng giáo dục lòng yêu nước đang khiến cho thiên sứ của văn học trở nên chưa trọn vẹn.

Chương trình có tính “mở”

Theo đại diện Ban soạn thảo, môn ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, môn học này có tên là tiếng Việt; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông có tên là ngữ văn. Đây là môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn, giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha. Thông qua môn học này học sinh được hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác, cũng như để học suốt đời.

Chương trình tiếng Việt/ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nghe và nói cho mỗi lớp. Các nhóm tác giả viết SGK có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách...

Vẫn còn những khoảng trống

Mặc dù được đánh giá cao, tuy nhiên các tác phẩm bắt buộc trong chương trình đã gây ra nhiều sự băn khoăn. Theo đó, Dự thảo chương trình Ngữ văn mới ở cấp THPT sẽ có 6 tác phẩm được dạy bắt buộc gồm “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Truyện Kiều”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Tuyên ngôn Độc lập”.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết: Nói hẹp thì “văn là người”, nói rộng hơn thì chương trình ngữ văn một quốc gia thường phản ánh khá chính xác gương mặt tinh thần, chiều sâu và đẳng cấp văn hoá của quốc gia đó. Quan sát 6 tác phẩm bắt buộc dự thảo, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại hình như chưa thật cân đối?”.

Bà Tuyết phân tích thêm, khác một số đất nước hầu như không phải đối phó với những cuộc chiến tranh vệ quốc liên miên, người dân trong đất nước Việt Nam của chúng ta ít nhất phải làm ba việc gồm: Lao động, sáng tạo xây dựng đất nước; chiến đấu bảo vệ đất nước; sống với nhau, yêu thương nhau, làm khổ nhau nữa... với đồng thời cả những phẩm chất và thói hư tật xấu trong tâm lý, tính cách. Vậy nhưng trong số 6 tác phẩm bắt buộc thì ngoại trừ Truyện Kiều, 5 tác phẩm còn lại đều phản ánh tinh thần quật cường, bất khuất, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt trong và sau những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Ông Đặng Ngọc Khương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Archimedes Academ - Hà Nội - “Giáo dục lòng yêu nước thì thời nào cũng cần nhưng sứ mệnh của văn học không chỉ dừng ở câu chuyện giáo dục lòng yêu nước, then chốt nhất là quan tâm đến số phận những con người, trước hết là con người cá nhân”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn