MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tăng cường công tác giáo dục tích cực là biện pháp được lãnh đạo Cục Trẻ em nêu cao trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Ảnh: Hải Nguyễn.

Cô giáo bắt học sinh uống ước giẻ lau: Cần hỗ trợ để trẻ tiếp tục đi học bình thường

Quỳnh Chi LDO | 06/04/2018 16:57
Lo ngại những ảnh hưởng về tâm lý của trẻ sau sự việc cô bắt trò súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng, bà Nguyễn Thị Nga – Phó cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH), cho rằng, sau sự cố, khi báo chí vào cuộc rầm rộ, tâm lý của trẻ cũng rất cần được quan tâm để các em bình thường đến trường đi học.

Trả lời câu hỏi PV về việc khi trẻ bị xâm hại trong nhà trường – nơi vốn được coi là môi trường các em sống nhiều như ở gia đình và đa số đều tin là khá an toàn – thì phải báo cho ai, cơ quan nào để được hỗ trợ, bà Nga cho biết: Theo quy định của Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, nhà trường phải có đầu mối tiếp nhận thông tin về phòng chống bạo lực học đường. Theo đó, nhà trường phải cử đầu mối tiếp nhận thông tin, thông báo.

Trong trường hợp học sinh bị cô giáo bắt súc miệng bằng nước giặt giẻ lau, vai trò của các tổ, phòng tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường càng quan trọng để sau “khủng hoảng” các em có thể tiếp tục đi học bình thường.

Về cơ chế tiếp nhận thông tin hiện nay, bà Nga cho biết cơ sở giáo dục phải thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin.

Ngoài ra, cơ sở giáo dục phải thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

Được hỏi về quan điểm của Cục Trẻ em trước sự việc này, bà Nga cho hay, phải tăng cường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Bên cạnh đó sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

Về thực tế các thiết chế, điều kiện, sự quan tâm đến lĩnh vực trẻ em ngày càng được đầu tư nhưng vẫn có nhiều sự việc bại hành diễn ra, bà Nga nêu cao vai trò của việc tăng cường công tác giáo dục tích cực.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn