MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Có nên tiếp tục duy trì các bài kiểm tra trong giáo dục?

Yến Nhi LDO | 11/10/2020 19:00
Có nên tiếp tục duy trì các bài kiểm tra trong giáo dục? Đây vẫn là một câu hỏi gây ra sự tranh cãi.

Gần đây, Singapore đã đưa ra thông báo rằng họ sẽ bỏ tất cả các kỳ thi đối với học sinh lớp 1, lớp 2 và các kỳ thi giữa kỳ đối với học sinh từ lớp 3 đến lớp 5.

Ảnh minh họa các kỳ kiểm tra, sinh viên tốt nghiệp (Nguồn: Unsplash).

Không có gì lạ khi các cường quốc kinh tế châu Á đều rất quan tâm đến các kỳ thi ở trường. Từ Hồng Kông, Singapore đến Hàn Quốc và Nhật Bản, áp lực buộc học sinh phải đạt kết quả cao trong học tập được thúc đẩy bởi sự kiểm tra nghiêm ngặt của các kỳ thi, tất nhiên kết quả của chúng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định tương lai của học sinh.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại tồn tại một vấn đề đó chính là một nền văn hóa mà điểm số được coi trọng hơn việc học.

Cùng chung quan điểm với nhiều nước trên thế giới, chính phủ Singapore tin rằng việc chú trọng quá nhiều vào kết quả trong kỳ thi có thể gây phản tác dụng. Vấn đề dễ thấy nhất là áp lực đè nặng lên học sinh, liệu những kỳ thi có phải là cách hiệu quả để đánh giá học sinh ngay từ đầu.

Giáo sư David Carless từ khoa Giáo dục tại Đại học Hồng Kông đã nói: “Sự nguy hiểm là học sinh sẽ học thuộc lòng chỉ để thi và sau đó một tuần là quên hết”.

Tuy nhiên, các kỳ thi vẫn có nhiều mặt tích cực. Chúng là một cách để theo dõi tiến trình học tập, có thể giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu và các lĩnh vực cần cải. Chúng có thể thúc đẩy việc học toàn diện bằng cách khiến học sinh tập trung vào tất cả các môn học hơn là chỉ những môn yêu thích của chúng.

Giáo sư David Careless cho biết: “Các kỳ thi thường ưu tiên phần viết hơn phần nói và điều này khiến học sinh chỉ tập trung vào những gì có thể được kiểm tra, dẫn tới sự giới hạn kỹ năng giao tiếp của trẻ”.

Vì vậy, phương án tốt nhất là các bài kiểm tra nên chú trọng vào việc thiết kế đề, sao cho các câu hỏi đảm bảo tính đã dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy giáo viên thường quá bận rộn để có thể nghiên cứu hay sản xuất chúng.

Hau Kit-tai, giáo sư Tâm lý Giáo dục Choh-Ming Li tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc, cho biết: “Cần có một số cải cách mạnh mẽ ở Singapore. Mọi người đang tuyệt vọng và tìm kiếm sự thay đổi. Áp lực học tập là một vấn đề nan giải. Nhưng liệu đó có phải là một giải pháp tốt hay không thì vẫn còn phải nghiên cứu”.

Ông nói thêm: “Vấn đề là liệu việc không cho điểm có cản trở hiệu quả giảng dạy hay không”.

Giáo sư Kerry Kennedy, cố vấn (phát triển học thuật) tại Đại học Giáo dục Hồng Kông, ủng hộ quan điểm bỏ các kỳ thi: “Tôi không nghĩ rằng các kỳ thi sẽ chứng minh được bất cứ điều gì”.

Ông cho biết thêm: “Các kỳ thi ở Hồng Kông và Singapore phục vụ các chức năng xã hội hơn là những mục đích giáo dục. Họ sàng lọc và sắp xếp những ai sẽ vào đại học, một cách để phân biệt giữa các sinh viên, để quyết định xem ai được nhận vào các trường tốt nhất.”

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn