MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chị Nguyễn Thị Hướng (nhà gần chợ Sen, xã An Định) ngồi thất thần trong góc nhà nhìn ra dòng nước lũ. "Lũ xuống nhanh quá. Chị dâu tôi bị bệnh tình, không thở được, may mà đưa đi bệnh viện trong đêm lũ, không thì nguy hiểm đến tính mạng. Giờ đây không có thứ gì không ngấm nước lũ - chị Hướng nói.

Cuộc sống khốn khổ của người dân vùng rốn lũ Phú Yên

Nhiệt Băng (thực hiện) LDO | 12/11/2020 18:04

Ngày 12.11, nhiều nơi ở Phú Yên nước bắt đầu rút, quân và dân tiến hành dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống. Tuy vậy, một số nơi ở rốn xã An Định, huyện Tuy An, nhiều nhà cửa, công trình vẫn còn "ngấm" nước lũ.

Người dân xã An Định, huyện Tuy An dùng thuyền đi lại và nhận hàng cứu trợ từ các tổ chức, cá nhân.
Người phụ nữ này đứng ngơ ngác giữa dòng lũ đang vây lấy ngôi nhà bé nhỏ của mình.
Chợ Sen, xã An Định, Tuy An, Phú Yên ngập sâu trong nước. Bà Lê Thị Sương (xã An Định, huyện Tuy An) cho biết, nước lũ vẫn còn ngập ngụa nhà gần nửa mét. Tranh thủ khi trời ngớt mưa, bà trở về nhà để dọn dẹp. Chồng bà mất 27 năm, 2 con trai trưởng thành vào TP HCM lập nghiệp nên bà sống một mình. Hôm qua, nước lũ tràn nhanh vào, một mình bà không thể kịp sơ tán. "Mọi thứ bên trong bị nhận chìm nước lũ. Tôi cũng bị kẹt từ trưa đến tối mới được lực lượng tiếp cận, đưa ra ngoài" - bà Sương thở dài.
Nhiều người dân xã An Định, huyện Tuy An, Phú Yên cho biết do lũ về quá nhanh, họ phải chạy lên núi cách đó vài trăm mét để bảo toàn tính mạng, chờ nước rút xong mới quay về lại.
Nước lũ rút đến đâu, người dân tranh thủ dọn dẹp đến đó. Tuy vậy, nhiều người dân còn chưa biết cuộc sống sắp tới sẽ như thế nào vì thứ gì cũng “ngấm” nước lũ.

Ông Phạm Văn Nam (người dân xã An Định, huyện Tuy An, Phú Yên) cho biết, dù mực nước lũ năm nay thấp hơn trận lũ lịch sử năm 2009 nhưng nước lũ xuống quá nhanh, nên người dân không kịp di chuyển đồ đạc. "Chúng tôi chỉ kịp kêu nhau lên núi tránh lũ. Do nơi này năm nào cũng ngập nên nhiều người dân đã mua sắm thuyền từ trước để sống chung với lũ" - ông Nam nói.

Người dân đi lại bằng thuyền thúng giữa mênh mông biển nước để đi vào những điểm cô lập.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn