MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ LĐTBXH và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Diễn đàn đối thoại “Khởi nghiệp, việc làm”.

Đại học không phải con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất

LÊ HOA LDO | 10/12/2017 18:04

Chiều 10.12, Bộ LĐTBXH và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Diễn đàn đối thoại “Khởi nghiệp, việc làm”. Tại đây, thanh niên thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề khởi nghiệp, việc làm. 

Phát biểu tại diễn đàn, đại biểu Trần Thị Hồng Hạnh, huyện Đoàn huyện Nhà Bè (TP HCM) thẳng thắn nêu thực trạng không ít sinh viên ra trường thất nghiệp, làm trái ngành nghề, chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Khá nhiều ý kiến cho rằng việc này chủ yếu liên quan đến việc chọn nhầm trường, nhầm nghề, thất nghiệp….. Đồng thời, thực tế công tác định hướng nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn.

Để tăng hiệu quả việc hướng nghiệp phải kết nối với doanh nghiệp, để doanh nghiệp giới thiệu về việc làm, từ đó, sinh viên có thể làm quen với công việc, nhận diện được công việc cũng như có thể tìm được những việc làm mong muốn hoặc tìm ra hướng đi cho riêng mình. Ngay từ cấp THCS, THPT nên có các CLB nghề nghiệp. Những mô hình này giúp định hướng nghề nghiệp sớm cho thanh niên.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Văn Linh – Phó Bí thư Thị đoàn Mường Lay, đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên cho rằng: Hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp chủ yếu dạy theo hình thức thầy đọc, trò chép…. Do vậy, cần tăng cường thực hiện nghiêm túc tiết học hướng nghiệp, dạy nghề, đầu tư cơ cơ vật chất đáp ứng nhu cầu thực hành cho học sinh.

Dạy nghề không nhất thiết thầy cô đứng lớp mà có thể là liên kết công xưởng, hỗ trợ con người, dụng cụ nâng cao tình thực tiễn cho học sinh. Bên cạnh đó, cần có những hỗ trợ thực tế giúp thanh niên, học sinh dân tộc thiểu số có thể tiếp cận được với các thông tin, các điều kiện để khởi nghiệp thành công.

Về định hướng nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, hiện nay Bộ Chính trị có chỉ thị định hướng phân luồng học sinh, sinh viên. Trong đó, định hướng đến năm 2010 từ cấp học THCS, THPT vào học nghề là 30%.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc phân luồng trên hiện nay đang mang tính cơ học.  Nhìn chung, thanh niên có tâm lý chung là muốn học đại học. Nguyện vọng này chính đáng, rất đúng và rất khuyến khích nhưng nên dựa trên cơ sở khả năng, năng lực của mỗi người… 

Theo đó, xã hội hướng nghiệp tốt nhất là mỗi cá nhân phải tìm công việc phù hợp nhất. Học đại học là chính đáng nhưng không phải là con đường duy nhất lập thân lập nghiệp. Cụ thể, tại TPHCM, nhiều học sinh tốt nghiệp thủ khoa, thành tích học tập tốt, nhưng không học đại học mà học nghề hướng dẫn viên du lịch, nhà hàng khách sạn và đến nay công việc ổn định và khẳng định đó là lựa chọn đúng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn