MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đắk Lắk đang có hàng trăm hồ, đập xuống cấp, hư hỏng gây mất an toàn cho người dân trong mùa mưa bão. Ảnh: Bảo Trung

Đắk Lắk cần hàng chục nghìn tỉ đồng để sửa chữa, xây mới nhiều hồ, đập

BẢO TRUNG LDO | 08/03/2022 16:09

Đắk Lắk - Trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2050, tỉnh này cần hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chửa, xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi để đáp ứng nhu cầu sản xuất, canh tác cây trồng, nước sinh hoạt... của người dân trên địa bàn.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư xây dựng được 785 công trình thủy lợi (đứng thứ 2 cả nước). Trong đó, có 610 hồ chứa (với tổng dung tích khoảng 650 triệu m3 nước), 118 đập dâng và 57 trạm bơm và 2 hệ thống đê bao. Tổng chiều dài kênh mương các loại là hơn 2.400 km (đã kiên cố hóa được gần 1.600 km).

Tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 655.000 ha (đứng đầu cả nước). Tuy nhiên, diện tích được tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi 150.116 ha (đạt khoảng 47% diện tích cây trồng cần tưới).

Ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Nhiều hồ đập thủy lợi  ở tỉnh được đầu tư từ những năm 80 và 90 của thế kỷ trước. Sau nhiều năm khai thác, chịu nhiều tác động của thiên nhiên, nhiều hồ đập đã xuống cấp trầm trọng, năng lực tưới giảm, nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa nước lũ là rất lớn.

Do vậy, việc đầu tư để sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt đã hư hỏng, xuống cấp và xây dựng mới các công trình theo quy hoạch là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho công trình. Người dân vùng hạ du có thể yên tâm sản xuất nông nghiệp, dùng sinh hoạt và các ngành kinh tế khác".

Theo ông Dương: Trước tình hình này, tỉnh đã đề xuất Bộ NNPTNT hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hồ chứa giai đoạn 2021-2025 và sau năm 2025 theo Nghị quyết về An toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và quy hoạch của tỉnh lẫn quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Trong đó, tỉnh ưu tiên các công trình có quy mô lớn, tình trạng hư hỏng nặng cần phải sửa chữa gấp, với tổng kinh phí 25.602 tỉ đồng.

Danh mục công trình các hồ chứa có dung tích lớn bị hư hỏng xuống cấp chưa được đầu tư được đề xuất nâng cấp sửa chữa trong giai đoạn sắp tới để đảm bảo an toàn là 14 hồ chứa với Tổng mức đầu tư dự kiến 255 tỉ đồng (có Phụ lục 1 kèm theo).

Riêng đối với Dự án nâng cao an toàn đập, hồ chứa và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi vay vốn WB giai đoạn 2021-2025 (Dự án WB8 FA2) tỉnh đã đề xuất thực hiện Dự án với nhiệm vụ sửa chữa 51 hồ chứa với tổng mức đầu tư đề nghị là 806,3 tỉ đồng.

Trước mắt, Đắk Lắk đề nghị Bộ tạo điều kiện sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa 11 hồ chứa có dung tích hơn 1 triệu m3 với khoảng 350 tỉ đồng.

Ngoài ra, danh mục công trình trọng điểm đề xuất trung ương xây dựng mới theo quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đắk Lắk (được tích hợp vào Quy hoạch của tỉnh theo Luật QH) dự kiến  là 22 công trình với tổng mức đầu tư 2.859 tỉ đồng, đáp ứng tưới tiêu cho 6.690 ha cây trồng các loại.

Danh mục công trình trọng điểm theo Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên giai đoạn đến 2030, định hướng đến 2050 đề xuất xây dựng mới dự kiến sẽ có 50 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư là 18.657 tỉ đồng, đáp ứng tưới tiêu cho 57.744 ha cây trồng các loại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn