MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công ty TNHH Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên xây dựng một ngôi nhà rộng hơn 250m2. Ảnh BT

Đắk Nông lên tiếng vụ trạm bảo vệ rừng ở xây nhà toàn gỗ rừng

Trần Hữu LDO | 18/10/2021 13:29

Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đã kiểm tra thực tế liên quan đến vụ việc trạm bảo vệ rừng ở xây nhà toàn gỗ rừng gây tranh cãi trong dư luận. Quan điểm của tỉnh là ủng hộ đơn vị bảo vệ rừng xây dựng căn nhà vừa làm nơi bảo vệ rừng, vừa làm nơi lưu trú cho du khách.

Sáng 18.10, ông Lê Trọng Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông xác nhận đã nắm được thông tin về việc Công ty TNHH Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt Công ty Nam Tây Nguyên) đang xây dựng một ngôi nhà rộng hơn 250m2 trên lâm phần do đơn vị quản lý.

Trước đó vào cuối năm 2019, UBND tỉnh Đắk Nông có văn bản đồng ý cho Công ty Nam Tây Nguyên đươc khai thác gỗ ngã đổ trong mưa bão.

Mục đích của việc tận thu nhằm sửa chữa trạm quản lý bảo vệ rừng sau khi Công ty Nam Tây Nguyên thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan.

Căn nhà gỗ nhìn từ bên ngoài trạm quản lý bảo vệ rừng số 1. Ảnh: BT

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho rằng, ngôi nhà mà Công ty Nam Tây Nguyên xây dựng là để lực lượng bảo vệ rừng nghỉ ngơi. Kèm theo đó, công ty này có xây thêm một số hạng mục nhằm phục vụ khách qua lại giữa tỉnh Đắk Nông và Bình Phước.

Theo ông Lê Trọng Yên, trong kế hoạch bảo vệ rừng bền vững được tỉnh Đắk Nông phê duyệt trước đó, Công ty Nam Tây Nguyên có nêu nội dung hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tạo nguồn thu, qua đó cải thiện cuộc sống của cán bộ, người lao động nơi đây.

Trước phản ánh của dư luận về việc Công ty Nam Tây Nguyên tận thu gỗ rừng để xây nhà làm du lịch gây phản cảm, ông Lê Trọng Yên khẳng định, số gỗ rừng nói trên không phải để bán mà để Công ty Nam Tây Nguyên tận thu sửa chữa lại trạm quản lý bảo vệ rừng.

Hơn nữa, đây là cũng một giải pháp nhằm tận thu gỗ rừng ngã đổ, tránh gây thất thoát gỗ hoặc bị khai thác trái phép.

“Tôi đã đi kiểm tra thực tế, quan điểm là tỉnh Đắk Nông ủng hộ công ty theo đúng phương án xây các hạng mục về phát triển rừng bền vững đã nêu ra trước đó. Các phương án này dựa theo quy định của Luật Lâm nghiệp” – ông Lê Trọng Yên thông tin.

Như đưa tin, Công ty Nam Tây Nguyên đang xây dựng một ngôi nhà rộng hơn 250m2 trên lâm phần do đơn vị quản lý. Công trình được xây dựng theo kiến trúc nhà dài, một tầng trệt, một  tầng lầu hoành tráng. Điều đáng nói, ở tầng lầu của ngôi nhà, chủ đầu tư đã ốp gỗ hoàn toàn. 

Công trình này có giá trị hơn 2 tỉ đồng, phía trên lầu có 9 phòng riêng biệt, được ốp lát toàn bộ bằng gỗ từ trần nhà, tường nhà và nền nhà.  

Ông Nguyễn Ngọc Bình - Chủ tịch Công ty Nam Tây Nguyên xác nhận công ty có sử dụng gỗ để ốp một số hạng mục công trình.

Số lượng gỗ nói trên được UBND tỉnh Đắk Nông cho phép công ty tận dụng sau bão vào năm 2019 với khối lượng khoảng 35m3 gỗ. Quá trình xây dựng, công ty còn tận dụng thêm một số cây thông ngã đổ trong rừng...

Nói về hiện trạng đất tại công trình này, ông Nguyễn Ngọc Bình thừa nhận khu vực này thuộc đất lâm nghiệp và không được chuyển đổi để xây dựng du lịch...

Tuy nhiên, ông Bình giải thích rằng trước đó, công ty đã phê duyệt phương án xây dựng bảo vệ rừng bền vững (năm 2020-2030) trong đó có kế hoạch xây dựng du lịch sinh thái gắn với khu vực được quản lý bảo vệ (?).

Lý giải về việc tại sao lại sử dụng gỗ để xây nhà, làm du lịch, ông Nguyễn Ngọc Bình cho rằng việc xây dựng bê tông hóa rất “cứng nhắc”, trong khi đó du khách ở Sài Gòn lại thích ốp gỗ cho đẹp.

“Chúng tôi phải xây dựng để đặt nền tảng ban đầu để sau này phát triển du lịch ở địa phương” – ông Nguyễn Ngọc Bình chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn