MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thủy điện Thượng Kon Tum ở huyện Kon Plông. Ảnh T.T

Đang khắc phục các vi phạm tại dự án thủy điện Thượng Kon Tum

THANH TUẤN LDO | 13/05/2022 16:30

Kon Tum – Không chỉ góp phần làm gia tăng các trận động đất kích thích, thủy điện Thượng Kon Tum còn có hàng loạt vi phạm liên quan đến tài nguyên, môi trường và bảo vệ rừng.

Ngày 13.5, ông Nguyễn Văn Lộc – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cho biết, đối với các vi phạm tại dự án thủy điện thượng Kon Tum sẽ được khắc phục dần, từ tiền ký quỹ, thuê đất, giao đất, bảo vệ rừng, bãi đổ chất thải, đánh giá tác động môi trường...

Do đây là công trình trọng điểm Quốc gia nên ngành chức năng đang chờ ý kiến chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ ngành để tiếp tục khắc phục các vi phạm của chủ đầu tư.

Từ khi đi vào hoạt động tích nước phát điện năm 2021 đến nay, thủy điện Thượng Kon Tum (chủ đầu tư Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh) được cho là nguyên nhân gây ra hàng trăm đợt động đất kích thích lớn nhỏ. Trận lớn nhất là 4,5 độ richter vào ngày 18.4 gây nứt nẻ nhà cửa, lo sợ cho hàng nghìn hộ dân sống quanh vùng lòng hồ.

Nhiều diện tích rừng tự nhiên bị thủy điện nhấn chìm, gây thiệt hại. Ảnh T.T

Dự án Thủy điện Thượng Kon Tum có tổng vốn đầu tư khoảng 9.500 tỉ đồng, gồm 2 tổ máy với tổng công suất 220MW, sản lượng điện bình quân trên 1.094 triệu kWh/năm.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ vào cuối tháng 2 năm 2022, khi triển khai dự án thủy điện này đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng. Khi UBND tỉnh Kon Tum chưa có quyết định cho công ty thuê đất để làm bãi trữ và bãi thải, nhưng trong quá trình thực hiện thi công, công ty đã tự ý đổ đất, đá thải (hàng triệu mét khối) tại 2 vị trí nằm trong diện tích đất đã được cho thuê là trái quy định.

Ngành chức năng không thực hiện thu hồi đất đã giao khi hết thời hạn giao đất (diện tích đất đường dây 35KV, đất giao thông...) là trái quy định. Đối với diện tích hơn 501ha là đất rừng, trên thực tế đã đưa vào sử dụng vào mục đích khác từ năm 2011 đến 2016, nhưng UBND tỉnh không ban hành quyết định chuyển mục đích rừng sang sử dụng vào mục đích khác là vi phạm quy định Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.

Năm 2017, Kon Tum có Quyết định chấp thuận giãn tiến độ đầu tư dự án. Năm 2019, tỉnh Kon Tum có Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhưng không thực hiện việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án cũng trái với quy định hiện hành.

Tổng số tiền ký quỹ công ty phải nộp là hơn 63 tỉ 142 triệu đồng khi được giao đất, cho thuê đất. UBND tỉnh Kon Tum cũng không yêu cầu chủ đầu tư lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi địa điểm thực hiện dự án.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn