MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Đề án của Bộ Y tế chưa có gì đột phá!

THÙY LINH LDO | 10/10/2017 09:08
Hội nghị Trung ương 6 đang họp tại Hà Nội nhấn mạnh về tăng cường bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, vì đó là vốn quý nhất, cần thế nào chăm sóc cho nhân dân đầy đủ, chú ý đến vấn đề y tế cơ sở. Vậy công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân hiện nay được ngành y tế thực hiện ra sao?

Chưa có gì đột phá

Trao đổi với Lao Động, một chuyên gia y tế xin được giấu tên - người có nhiều năm làm công tác quản lý cho biết ngành y tế của Việt Nam đã khác xưa rất nhiều. Những kỹ thuật chúng ta làm được mà đạt đến trình độ của khu vực và quốc tế như điều trị bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật khó, rồi những cơ sở tuyến trung ương và tuyến tỉnh có nhiều cơ sở mới, trình độ của y-bác sĩ cũng phát triển nhiều, thái độ cũng thay đổi nhiều so với trước… Nhưng cũng có không ít chuyện lình xình trong ngành y tế, trong thuốc men, trong chữa bệnh, rồi trục lợi bảo hiểm y tế, quỹ BHYT vượt trội, bị lợi dụng làm giàu cho cá nhân. Một vấn đề nữa là vấn đề y tế cơ sở phải được tổ chức tốt, nhất là vùng sâu vùng xa, để hạn chế đưa lên tuyến trên.

Trao đổi với Lao Động, TS-BS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - cho rằng lâu nay việc chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở còn yếu kém, người bệnh đổ dồn về tuyến Trung ương khiến cho việc khám-chữa bệnh quá tải.

Nhận định về giải pháp cho tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, TS Trần Tuấn cho rằng: “Cách chúng ta đang làm hiện nay khó có thể giải quyết được quá tải ở các bệnh viện công tại tuyến Trung ương. Bởi chỉ mang tính đối phó, chưa được thiết kế trong một tầm nhìn đúng về hệ thống cấu trúc y tế cần phải có cho một đất nước đang ngày càng đi sâu vào hội nhập thị trường toàn cầu”.

Theo TS Tuấn, dự thảo lấy ý kiến cho Đề án Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới trước khi họp Hội nghị Trung ương 6 đã nhắc đến 5 vấn đề. “Nhưng từ chủ trương, định hướng đúng đó, hiểu thế nào để áp dụng phân tích tình trạng hiện tại và hình dung ra được một cấu trúc hệ thống y tế giải quyết cơ bản các bất ổn hệ thống, tính không hiệu quả trong đầu tư y tế công và sự sụt giảm lòng tin xã hội với người thầy thuốc trong thời gian qua thì đọc Đề án của Bộ Y tế, tôi thấy vẫn chưa có gì đột phá” - TS Tuấn nhấn mạnh.

Y đức vẫn là chuyện “cần bàn”

Theo các chuyên gia y tế, chỉ nói riêng chuyện đào tạo nhân lực ngành y hiện nay cũng rất nhiều vấn đề. Bác sĩ đào tạo 6 năm cũng hưởng lương như những người được đào tạo nghề khác 4 năm, trong khi đó, BS giỏi đào tạo 6 năm vẫn là chưa đủ, cần thêm 2 năm học BS nội trú, 2 năm học chuyên khoa. “Một vấn đề hiện nay là chế độ đãi ngộ cho bác sĩ chưa tốt, dẫn tới những “mảng tối” trong ngành y như tệ nạn phong bì...” - vị chuyên gia y tế nhấn mạnh.

Theo TS Trần Tuấn, điểm đầu tiên và quan trọng là chỉ đạo của Đảng đã xác định phát triển theo nền kinh tế thị trường, trong đó ngành y tế hay giáo dục đều nằm trong bối cảnh chung cạnh tranh với các nước trên thế giới. Cạnh tranh trong y tế và dịch vụ y tế chính là cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Trong nền kinh tế thị trường có nghĩa phải chấp nhận thị trường tham gia vào cân đối, mối quan hệ giữa các thành phần y tế tham gia vào cung cấp dịch vụ y tế.

Nếu chủ trương xã hội hóa chấp nhận kinh tế thị trường thì các chủ thể cung cấp dịch vụ y tế trong nền kinh tế thị trường gồm những ai, đồng thời phải thiết lập được hành lang pháp lý cho các chủ thể này ngang bằng trong cạnh tranh. Như thế mới tạo được sự thi đua, kiềm chế mặt xấu.

3 chủ thể lẽ ra phải có trong nền kinh tế thị trường trong cung cấp dịch vụ y tế thì cho đến nay trong Đề án của Bộ Y tế không nêu ra được xuất 
phát điểm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn