MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Luật Chăn nuôi 2018 quy định: Chủ nuôi phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho con vật theo quy định của pháp luật về thú y. Ảnh: KH.V

Để chó mèo tấn công người khác, chủ phải đền bù

L.V LDO | 17/12/2018 21:19

Bên cạnh các quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi, Luật Chăn nuôi 2018 quy định chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện hàng loạt quy định và đặc biệt là phải có trách nhiệm nếu để chó mèo tấn công người khác.

Chủ phải bồi thường thiệt hại nếu chó, mèo tấn công người khác

Luật Chăn nuôi 2018 quy định: Chủ nuôi phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho con vật theo quy định của pháp luật về thú y; có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường. Trường hợp, chó, mèo tấn công, gây thiệt hại, chủ vật nuôi phải bồi thường thiệt hại.

Theo luật, người chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

Chăn nuôi trong khu vực không được phép của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng chất cấm, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành hoặc nhằm mục đích kích thích sinh trưởng; nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Phá hoại, chiếm đoạt và xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi.

Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Đưa vật thể, bơm nước vào vật nuôi hoặc sản phẩm của vật nuôi để gian lận trong buôn bán.

Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.

Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp hoặc gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.   

Hà Nôi đang thực hiện vận động người dân hạn chế kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó mèo. Ảnh: TL

Hà Nội vận động người dân không kinh doanh, sử dụng thịt chó, mèo

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Văn bản số 4170 về tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn Thru đô. Theo đó, UBND TP giao UBND các quận, hụyện, thị xã thống kê, rà soát, cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức để phòng, chống bệnh Dại; nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm như: Bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả... khi sử dụng thịt chó, mèo để một bộ phận người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội có nhiệm vụ tuyên truyền về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm; ý nghĩa nhân văn của việc đối xử nhân đạo với súc vật để dần thay đối thói quen và nhận thức khi sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm, đảm bảo văn minh đô thị.

Thống kê của cơ quan chức năng, thành phố hiện có trên 1.000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo (15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh). Trong đó, các quận nội thành có 232 điểm kinh doanh chó mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo, 5 cơ sở kinh doanh chó mèo cảnh. Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 500.000 con chó, mèo; trên 87% nuôi với mục đích giữ nhà, còn lại nuôi làm cảnh, kinh doanh hoặc làm thực phẩm.

Về vấn đề vận động người dân hạn chế bán và sử dụng thịt chó,mèo, đại diện Chi cục Thú y Hà Nội, khẳng định: Trong vòng 3 năm tới, sẽ hạn chế bán thịt chó tại 1, 2 quận nội thành, sau đó sẽ tuyên truyền để nhân rộng ra các quận khác, rồi đến các huyện của Thủ đô. Hạn chế kinh doanh thịt chó trên cơ sở vận động tuyên truyền, dần từ bỏ thói quen này chứ không cấm.

Chi cục Thú y Hà Nội (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết, đơn vị sẽ tham mưu cho Sở NNPTNT báo cáo thành phố về lộ trình vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn