MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thí sinh Hà Nội thi xong môn Ngữ văn THPT quốc gia 2018. Ảnh: Hải Nguyễn

Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia: “Đánh tráo” khái niệm?

QUANG ĐẠI LDO | 25/06/2018 12:23
Dư luận tiếp tục tranh cãi về nội dung, yêu cầu của đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2018. Nhà giáo Lê Văn Vỵ (Hà Tĩnh) cho rằng, đề thi đã có sự “đánh tráo khái niệm” ở câu Làm văn (5 điểm).

đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2018, câu Làm văn 5 điểm: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình làng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”). Từ đó, liên hệ giữa sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (“Hai đứa trẻ”) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả” có thể nói là quá khó.

Theo nhà giáo Lê Văn Vỵ, không những đề quá tầm đối với học sinh THPT không chuyên, mà phần nội dung đã có sự “đánh tráo khái niệm”, xác định không chuẩn khái niệm “đối lập”.

Cụ thể, giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài không thể xác định là quan hệ “đối lập”. Bởi, hai nội dung nói trên không thuộc một chủ thể, không có mối tương quan trực tiếp nên không thể gọi sự khác biệt giữa chúng là “đối lập”.

Tương tự, giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu cũng không tạo nên mối quan hệ đối lập. Ở đây là hai chủ thể khác nhau, không thể xác lập quan hệ đối lập.

Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), “Đối lập” nghĩa là: “đứng ở phía trái ngược, có quan hệ chống đối nhau”.

Theo triết học, “mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy”. Và "các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng". Ví dụ: già-trẻ; đẹp-xấu; béo-gầy; giàu-nghèo...

Từ đó, nhà giáo Lê Văn Vỵ cho rằng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng nêu trên phải xác định là sự “khác biệt” chứ không thể là “đối lập”, với yêu cầu chuẩn xác trong tư duy và diễn đạt của đề thi.

Theo thầy Lê Văn Vỵ, yêu cầu “nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả” là trừu tượng, quá sức với thí sinh THPT không chuyên. “Đã là đề thi phổ thông, thì học sinh trung bình phải làm được 50%. Nhưng với đề như trên, nếu chấm chặt, thì tỷ lệ điểm dưới trung bình sẽ không nhỏ”, thầy Vỵ dự đoán.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn