MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thẻ bảo hiểm y tế. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Đề xuất nâng mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng

ANH THƯ LDO | 14/07/2022 07:51

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng tham gia như học sinh, sinh viên, hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30% lên 50% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).

Hơn 88,8 triệu người tham gia BHYT

BHXH Việt Nam cho hay, đến ngày 31.12.2021, số người tham gia BHYT là 88,837 triệu người, tăng 794.000 người (0,9%) so với năm 2020; đạt tỉ lệ khoảng 91,01% dân số tham gia bảo BHYT. Số liệu thống kê cho thấy, số người tham gia BHYT từ năm 2017 đến năm 2020 hằng năm đều tăng khoảng trên 2 triệu người, bình quân tăng khoảng 3% một năm.

Tuy nhiên, từ năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và chính sách mua thẻ BHYT cho người dân sinh sống tại các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và người dân sinh sống tại huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 353 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã làm sụt giảm số người tham gia BHYT. Trong số đó có khoảng 3,1 triệu người (khoảng 2,1 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số giảm) không được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT.

Một số địa phương có số người tham gia giảm sâu như: Đắk Lắk giảm 225.500 người; Sóc Trăng giảm 309.500 người; Trà Vinh giảm 243.600 người; Sơn La giảm 180.000 đồng bào dân tộc thiểu số; Thanh Hóa giảm 183.300 đồng bào dân tộc thiểu số…

Để tạo điều kiện cho người dân giảm bớt khó khăn, duy trì chính sách BHYT bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHYT theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18.11.2019 của Quốc hội Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, BHXH Việt Nam đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục có chính sách đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT đối với người dân thoát khỏi huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 và người đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 nêu trên. Tính đến nay còn khoảng 2,65 triệu người trong số 3,1 triệu người nêu trên chưa được tham gia BHYT.

Nội dung đề xuất của BHXH Việt Nam đã được Phó Thủ tướng Thường trực chính phủ Phạm Bình Minh chỉ đạo trong thông báo kết luận số 251/TB-VPCP ngày 22.9.2021 của Văn phòng Chính phủ.

Theo đó, về đề xuất chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia BHYT: “Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính và cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách riêng để hỗ trợ cụ thể theo quy định của pháp luật về BHYT và quy định có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong Quý IV năm 2021”.

Ngày 21.6.2022, tại Công văn số 1668/BHXH-TST gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cung cấp số liệu phục vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18.1.2022 và Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ có chính sách đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT đối với người dân thoát khỏi huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 và người đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 nêu trên.

Đề xuất nâng mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng

Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thừa nhận, Quyết định số 861/QĐ-TTg đã ảnh hưởng đến 3,1 triệu người, trong đó còn khoảng 2,65 triệu người chưa tham gia BHYT. Do đó, về lâu dài, cơ quan BHXH đang đề xuất sửa luật. Đơn vị cũng chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để có chính sách hỗ trợ.

Nhiều địa phương đã thực hiện hỗ trợ cho người dân đóng bảo hiểm y tế khi phải chuyển đổi khu vực bằng ngân sách địa phương. Cơ quan BHXH cũng tiếp tục tuyên tuyền để người dân hiểu rõ hơn về chính sách này. Tuy nhiên, những đối tượng ở các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang, ven biển hải đảo còn tương đối khó khăn.

Ông Trần Quốc Túy - Phó Trưởng ban Quản lý Thu - Sổ Thẻ, BHXH Việt Nam - cho biết, cơ quan này đề xuất nâng từ 30% lên 50% mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng khó khăn nhằm mở rộng diện bao phủ. Thời gian qua, việc ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đã giúp họ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, giảm bớt gánh nặng về tài chính và góp phần tăng tỉ lệ bao phủ dân số tham gia BHYT.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn