MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đề xuất tính 70% tiền lương đóng BHXH: Người lao động không nên lo lắng

Ngọc Thùy LDO | 01/05/2023 16:56

Liên quan đến đề xuất tiền lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và khoản thu nhập khác, nhiều người lao động cho rằng, quy định này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập hiện tại của họ và ảnh hưởng đến phía doanh nghiệp.

Người lao động lo lương hiện tại bị ảnh hưởng

Tại dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH hàng tháng, áp dụng với lao động khu vực doanh nghiệp trả lương tối thiểu vùng.

Trong đó, phương án một giữ nguyên quy định hiện hành, gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được xác định bằng mức tiền cụ thể ghi trong hợp đồng lao động.

Với phương án hai, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất khoản tính đóng BHXH gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể, tiền tính đóng là tổng các khoản ghi trong hợp đồng lao động và biến động trong quá trình làm việc của người lao động. Mục đích là nâng mặt bằng lương đóng BHXH để hưởng mức lương hưu cao.

Góp ý vào dự thảo Luật BHXH sửa đổi, một số cơ quan đề xuất tiền lương căn cứ đóng BHXH ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và khoản thu nhập khác của lao động.

Nếu mỗi tháng lao động có tổng thu nhập 10 triệu đồng bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất như lương, thì căn cứ tính đóng BHXH sẽ ít nhất là 7 triệu đồng (70%). Người lao động trích đóng 8%, chủ sử dụng lao động đóng 14% của 7 triệu đồng vào Quỹ Hưu trí tử tuất. Đề xuất hướng tới khắc phục tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ BHXH.

Tỏ ra lo lắng, anh Thành (công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ, nếu đề xuất được áp dụng, trước mắt anh sẽ bị giảm thu nhập thực tế và không biết có chờ được đến thời điểm nghỉ hưu để nhận hương hưu hay không.

“Làm công nhân chỉ có thời gian khi tuổi còn trẻ. Sau này đã qua độ tuổi “vàng” tôi cũng không biết có thể duy trì công việc để tiếp tục đóng BHXH hay không?”

Có cùng quan điểm với anh Thành, nhiều người lao động có thu nhập thấp băn khoăn, bởi điều mà họ quan tâm là quyền lợi tác động trực tiếp đến họ trong khoảng thời gian ngắn.

Chị Hoa (công nhân khu công nghệp Thăng Long, Đông Anh) cho rằng, đề xuất trên sẽ khiến chi phí của người lao động và doanh nghiệp bỏ ra cao hơn hiện tại. Trong khi đó, tiền lương và lợi nhuận doanh nghiệp không tăng, thì khoản thu đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người lao động.

Mức đóng thấp ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động

Trước các y kiến này, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Chính sách, Pháp luật - Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, đề xuất này đưa ra bởi xuất phát từ thực tiễn.

Luật BHXH hiện nay quy định mức đóng BHXH bao gồm: tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nghĩa là toàn bộ thu nhập của người lao động hàng tháng là phải trích đóng BHXH. Trong đó, người sử dụng lao động đóng là 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn người lao động đóng 8% và kèm các mức đóng khác như BHYT, BHTN…

Dù quy định là như vậy, nhưng thực tế và tính toán từ các chuyên gia, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chỉ đóng ở mức từ 50 – 60% thu nhập của người lao động so với các quy đinh hiện có và chúng ta không thể kiểm soát được.

“Chính mức đóng thấp này cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của người lao động khi nhận lương hưu. Vì vậy đề xuất mức đóng BHXH ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và khoản thu nhập khác là hợp lý”, ông Quảng khẳng định.

Cũng theo vị chuyên gia, thực tế có những người lao động ủng hộ và đồng tình với doanh nghiệp đóng mức BHXH thấp hay thậm chí là không tham gia BHXH để bảo toàn tối đa số tiền lương kiếm được.

Tuy nhiên, người lao động không nên lo lắng việc thu nhập thực tế trước mắt sẽ bị giảm. Bởi nếu đề xuất áp dụng, thì người sử dụng lao động (ở đây là doanh nghiệp) với mức đóng BHXH cao hơn sẽ là sự san sẻ giá trị cho quyền lợi lâu dài của người lao động.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn