MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đề xuất việc hỏi ý kiến của con trên 7 tuổi khi cha mẹ ly hôn

Phương Minh LDO | 11/06/2022 19:54

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết hướng dẫn giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình trong đó đề cập đến việc hỏi ý kiến của con trên 7 tuổi khi cha mẹ ly hôn.

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị quyết này là vấn đề thoả thuận khi nuôi con và việc lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi khi cha mẹ ly hôn. Theo đó, Khoản 1 Điều 5 dự thảo khẳng định:

Việc không lấy được ý kiến của các con không phải là căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp lợi ích của trẻ em xung đột với lợi ích của bố mẹ thì ưu tiên bảo đảm lợi ích của con.

Hiện nay, Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ đưa ra quy định về việc lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi khi thoả thuận người nuôi con nếu cha, mẹ ly hôn mà không khẳng định đây có phải thủ tục bắt buộc không.

Do đó, với hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán tại dự thảo này có thể thấy, việc lấy ý kiến của con là một trong những phương pháp để xem xét, quyết định người sẽ nuôi dưỡng con sau khi cha mẹ ly hôn mà không phải căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Đồng thời, khi xem xét quyền lợi mọi mặt của con, khoản 2 Điều 5 dự thảo cũng đưa ra các tiêu chí sau đây:

Ý kiến của con.

Quyền của trẻ trong việc sống chung với người nuôi con hoặc việc duy trì mối quan hệ với người không trực tiếp nuôi con.

Khả năng của cha, mẹ khi trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gồm cả khả năng bảo vệ con trước việc bị xâm hại, sao nhãng, bóc lột…

Ưu tiên giao tất cả các con cho một bên cha, mẹ nuôi dưỡng để đảm bảo ổn định tâm lý, tình cảm của con.

Có thể thấy, đây là quy định khá sát với thực tế bởi khi cha mẹ ly hôn, thường những đứa trẻ sẽ gặp các vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như tinh thần của trẻ. Đặc biệt là khi một trong hai vợ chồng sau khi ly hôn thì kết hôn với người khác.

Đồng thời, thời gian gần đây, không thiếu các vụ việc thương tâm, đau lòng khi cha mẹ ly hôn, con cái bị bạo hành, xâm hại…

Không chỉ vậy, dự thảo còn đưa ra các yêu cầu khi lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên: Đảm bảo thân thiện, phù hợp.

Phải lấy ý kiến ở phòng họp riêng không có mặt của cha, mẹ.

Không ép trẻ bày tỏ ý kiến, không gây áp lực, căng thẳng cho trẻ.

Cân nhắc ý kiến của trẻ dựa theo độ tuổi, mức độ trưởng thành.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn