MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đi chúc Tết họ hàng cần lưu ý những gì?

An Bình LDO | 25/01/2020 06:00
Trong không khí náo nức đầu Xuân, đây cũng là lúc mỗi người nhìn lại chặng đường một năm đã qua cũng như gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến họ hàng và gia đình cho một năm mới an lành.

Chúc tết họ hàng không chỉ là dịp nói lời chúc tụng thông thường, mà còn là dịp gặp gỡ, cập nhật tình hình của nhau trong suốt 1 năm qua. Có thể vì điều kiện cuộc sống bận rộn mà không đủ sự gần gũi. Tuy nhiên, tình thân gắn kết trong họ là điều không thể thiếu trong văn hoá phương Đông.

Chúc Tết họ hàng và những quy tắc chúc Tết

Nhiều gia đình cẩn trọng phải xem tuổi, xem tính cách những người họ hàng, xóm giềng để nhờ người “xông đất”. Lời chúc Tết đầu năm của người đó cũng càng trở nên có ý nghĩa cho sự bình an, may mắn, làm ăn phát đạt của gia chủ.

Tinh thần chung của ngày Tết phải mang tới sự niềm nở, hân hoan và thành ý. Với việc chúc tụng họ hàng cũng phải đảm bảo các yếu tố này. Ảnh: T.L

Tất nhiên, khi đến “xông đất”, người đó cũng được tiếp đón tận tình. Còn trong gia đình, lễ cúng gia tiên sáng mùng một kết thúc, người lớn, trẻ nhỏ đều trưng diện quần áo đẹp đi chúc Tết họ hàng nội ngoại. Tinh thần phấn chấn, niềm vui nhân lên, tiếng cười nói, chúc tụng luôn rộn rã.

Đây cũng là quãng thời gian ít ỏi để anh chị em, họ hàng thăm nom nhau, hỏi han về sức khỏe, công việc sau những tháng ngày bận rộn. Mọi người cũng gửi gắm mong ước về cuộc sống tốt đẹp theo những lời chúc dành cho người thân của mình.

Khi đi chúc Tết họ hàng bạn cũng cần lưu ý:

Tinh thần chung của ngày Tết phải mang tới sự niềm nở, hân hoan và thành ý. Với việc chúc tụng họ hàng cũng phải đảm bảo các yếu tố này.

Tinh thần: Lời chúc luôn phải mang theo sự thành ý của người chúc. Chính vì thế vẻ mặt tươi tắn, chuẩn bị gọn ghẽ là điều nên làm trước khi đi chúc tết họ hàng.

Lời chào cao hơn mâm cỗ: Bình thường, bạn có thể thân thiết đặc biệt với một số người trong họ, khi đi chúc Tết hãy cư xử chừng mực. Một lời chào lễ phép không chỉ giúp giữ đúng lễ nghi mà còn rất quan trọng với người lớn trong nhà.

Tránh những câu hỏi vô duyên: Dù rất quan tâm tới họ hàng và rất muốn biết tổng thể cuộc sống của mọi người ra sao, một số câu hỏi vẫn cần tránh vì sẽ bị tính là tọc mạch, vô duyên. Những câu rất không nên hỏi ví dụ như: “bao giờ lấy chồng/lấy vợ?” – chuyện tình duyên không phải dễ dàng để chia sẻ, và nhiều khi cũng khiến người được hỏi bối rối không biết trả lời sao. Không đặt câu hỏi về con số chính xác về thu nhập của họ hàng. Nếu có quan tâm tới mức sống hay điều kiện sống thì cũng chỉ nên thăm hỏi chung chung kiểu như: “công việc có thuận lợi hanh thông không?”

Nên dành nhiều thời gian cho việc chia sẻ: Vì họ hàng có thể chính là bạn bè, nhưng đôi khi cũng là những người do điều kiện công việc mà quanh năm không gặp gỡ. Nên dành thời gian để chia sẻ về quan điểm sống, cập nhật tình hình ở nhà và chia sẻ niềm vui chung mới đúng tinh thần của ngày tết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn