MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Luật Đường sắt đã bộc lộ những khó khăn, bất cập. Ảnh minh họa: Phạm Đông

Điểm danh 7 bất cập trong Luật Đường sắt

Xuyên Đông LDO | 24/09/2023 10:33

Bộ Giao thông Vận tải đang đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (2017).

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Luật Đường sắt được thông qua năm 2017 đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ nhất, Luật Đường sắt 2017 có các quy định để khuyến khích phát triển đường sắt như đường sắt đô thị; giao đất không thu tiền, miễn tiền thuê đất đối với đất dành cho đường sắt... Tuy nhiên, pháp luật chuyên ngành hiện hành như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Thuế chưa ghi nhận điều này.

Thứ hai, ngành đường sắt có nhiều bất cập về kết cấu hạ tầng đường sắt. Việc kết nối đường sắt và ga đường sắt chưa đồng bộ. Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ chưa gắn với quy hoạch, đầu tư phát triển đường sắt đã khiến cho nhiều ga lớn (cả hành khách và hàng hóa) nằm giữa trung tâm đô thị nhưng lại thiếu kết nối với các phương thức vận tải khác dẫn đến khó khăn cho hoạt động vận tải đường sắt. Hiện nay, hầu hết hành lang an toàn giao thông đường sắt qua khu vực đông dân cư đều bị lấn chiếm, dẫn đến khối lượng giải phóng mặt bằng lớn.

Thứ 3, công nghiệp đường sắt chưa phát triển. Công nghiệp đường sắt chiếm tỷ trọng thấp, mới chỉ đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa đường sắt hiện hữu; chưa có định hướng mang tầm chiến lược để phát triển công nghiệp đường sắt.

Thứ 4 luật còn nhiều bất cập về đường sắt đô thị. Luật Đường sắt 2017 đã phân quyền để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên cần tiếp tục rà soát để thực hiện phân quyền triệt để, để loại bỏ những quy định trùng lặp nhiệm vụ của từng chủ thể trong công tác quản lý an toàn đường sắt đô thị.

Thứ 5 về đường sắt tốc độ cao. Luật Đường sắt 2017 chỉ mới quy định mang tính nguyên tắc về yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao. Trước yêu cầu của thực tiễn về đầu tư phát triển đường sắt cần sớm nghiên cứu, bổ sung các quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, vận hành, khai thác... đường sắt tốc độ cao làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai đầu tư trong tương lai gần.

Thứ 6 về thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ. Tuy nhiên, trong điều kiện kết cấu hạ tầng, phương tiện đường sắt của Việt Nam còn lạc hậu, không đồng bộ… nên khó thực hiện.

Thứ 7, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn. Việc đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt; độ tuổi tối đa, tối thiếu được cấp Giấy phép lái tàu chưa phù hợp với Bộ luật Lao động.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn