MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cận cảnh sinh vật mà nhiều người nhầm tưởng là “thủy quái” xuất hiện ở Việt Nam khiến người dân khiếp sợ

Điều kì lạ về loại sinh vật như tà áo dài trên biển Phú Quý

Mi Vân (dịch National Geographic) LDO | 06/10/2019 10:55

Một sinh vật kì lạ như tà áo dài bay phấp phới ở biển Phú Quý (Bình Thuận) đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Sinh vật kì lạ này vốn sống ở tầng giữa của đại dương. Chiều dài của con cái có thể to như một người trưởng thành gần 2m còn con đực có kích thước chỉ bé bằng quả óc chó.

Một con vật kỳ lạ, thân như tà áo dài, đầu có hòn bi, xuất hiện ở vùng biển Phú Quý (Bình Thuận) khiến nhóm người dân đi lặn biển hốt hoảng, phải dừng tàu để rải vàng mã, thắp nhang, cầu mong điều tốt đẹp theo tín ngưỡng người dân vùng biển. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng đây chính là loài bạch tuộc chăn.

Con đực dài 2,4cm, con cái dài... 1,8m

Một cặp bạch tuộc chăn là cặp đôi kì lạ nhất thế giới. Điều khiến người ta giật mình là sự khác biệt về kích thước: Con đực có kích thước bằng một quả óc chó nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 2,4 cm nhưng con cái có thể dài tới khoảng 1m8 và nặng tới 10 kg. Trọng lượng của con cái có thể nặng gấp 40.000 lần và kích thước lớn hơn 100 lần so với con đực.

Cận cảnh một con bạch tuộc chăn. Ảnh AutrilianGeographic

Đó là một trong những khác biệt lớn nhất về kích thước giữa nam và nữ, được gọi là lưỡng hình kích thước giới tính trong vương quốc động vật.

Tại sao sự chênh lệch quá lớn đến vậy giữa con đực và con cái bạch tuộc chăn? Theo các nhà nghiên cứu, nhiều khả năng do con đực dồn năng lượng vào việc tìm kiếm con cái nên không phát triển.   

Thêm một dấu hiệu nhận biết nữa, chỉ có con đực mới có dải chăn màu hồng. Trong số dải chăn, con đực có năm dải màu xanh và con cái có bốn dải màu xanh.

Đặc điểm sinh sản kì lạ

Trong quá trình giao phối, một cánh tay của bạch tuộc chăn đực nhỏ xíu sẽ bị tách ra và được con cái giữ trong khoang áo choàng cho đến khi quá trình thụ tinh hoàn thành.  

Một con bạch tuộc có thể đẻ tới 100.000 trứng. Sau mỗi lần giao phối, con cái lấy tinh trùng của con đực phun bên ngoài bó trứng.  

“Vũ khí” bí mật

Bạch tuộc chăn có khả năng miễn dịch với những cú châm chích của loài sứa cực kỳ nguy hiểm.

Bạch tuộc chăn thường trải rộng lớp màng giữa các cánh tay để tạo thành chiếc đuôi khổng lồ khiến chúng trở nên to lớn hơn. Điều này có thể làm động vật săn mồi hoảng sợ mà bỏ đi.

Một con bạch tuộc chăn ở dưới đại dương. Ảnh Printerest

Trong những tình huống nguy hiểm, bạch tuộc chăn có thể tháo rời những chiếc chăn của mình để trốn thoát. Đó là lý do vì sao một số thợ lặn nhìn thấy những tấm màng lơ lửng dưới biển nhưng không hề có bạch tuộc bên trong.

Những con bạch tuộc chăn sống ở trong vùng biển đại dương mở ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Bạch tuộc chăn sống ở tầng biển giữa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn