MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngành logistics hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, thủ tục hành chính, làm giảm sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: CT

Doanh nghiệp logistics gặp khó vì hạ tầng giao thông quá tải

THU GIANG LDO | 27/07/2022 07:05
Logistics là ngành có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, ngành logistics hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, thủ tục hành chính, làm giảm sức cạnh tranh và hoạt động của nhiều doanh nghiệp. 

Tồn tại nhiều điểm nghẽn

Ông Võ Sỹ Nhân - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ascendas Saigon Bund - cho biết, từ năm 2012, DN này đã tìm hiểu môi trường đầu tư ở khu công nghệ cao SHTP và lên kế hoạch cho ý tưởng dự án khu phức hợp công viên khoa học, trung tâm đào tạo, trung tâm thương mại dịch vụ phức hợp, tháp văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn...

Tuy nhiên, hiện dự án vẫn đang gặp một số khó khăn liên quan đến điều chỉnh quy hoạch 1/500 và có khả năng tiếp tục kéo dài do phải đợi điều chỉnh quy hoạch 1/2000.

Ngoài ra, dự án tuyến metro số 1 triển khai vẫn rất chậm so với dự kiến. Việc những dự án kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN, làm tăng chi phí tài chính, chi phí cơ hội. 

Do gặp nhiều vướng mắc nêu trên, phía đối tác như Công ty CP Fado Việt Nam khi tìm hiểu thủ tục đầu tư vào khu công nghệ cao SHTP đã tỏ ra băn khoăn về thủ tục hành chính.

Họ cho rằng, SHTP là nơi rất tốt để đầu tư nhưng DN cần phải có chủ trương mới, tạo ra đột phá mạnh mẽ hơn. Nếu nơi đây tạo được môi trường đầu tư cạnh tranh ở tầm khu vực và quốc tế thì sẽ thu hút được nhiều dự án tầm quốc tế, tăng tỉ lệ lấp đầy sử dụng đất. 

“Với tốc độ phát triển và sản lượng hàng hóa thông qua như hiện nay, cảng biển Cát Lái gần như đã hoạt động hết công suất. Tình trạng trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ảnh hưởng hoạt động xuất nhập khẩu, làm tăng chi phí, nguy cơ trễ hàng cao” - ông Hoàng Hồng Giang (Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) thông tin.

Tháo gỡ tồn đọng của ngành logistics

Ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được thì dịch vụ logistics của các vùng vẫn còn những hạn chế.

Đó là sự liên kết giữa các DN sản xuất, xuất nhập khẩu, DN logistics hiệu quả còn thấp, chưa hình thành được các trung tâm logictics quy mô lớn có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức.

Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước đi đầu khu vực tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương, đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Vì vậy đòi hỏi, hệ thống hạ tầng giao thông ngành logistics phải thật sự phát triển để đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, đối với khu vực đang giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt như vùng Đông Nam Bộ thì yêu cầu này càng trở nên cấp bách.

Đến nay, Đông Nam bộ không chỉ dẫn đầu về phát triển công nghiệp, thu hút lớn vốn đầu tư nước ngoài mà còn là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước thông qua hệ thống cảng Cát Lái (TPHCM, cụm cảng biển sâu Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), hỗ trợ tích cực cho các vùng kinh tế khác để tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Để tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện lưu thông nhanh hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất, nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch các tỉnh thành và quy hoạch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2030 phải phù hợp với định hướng quy hoạch quốc gia.

Cụ thể, quy hoạch này cần xác định rõ việc ưu tiên phát triển công nghiệp, công nghệ cao và logistics là điều kiện quan trọng.

Đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên kết về hạ tầng giao thông giữa DN sản xuất, DN xuất nhập khẩu. Từ đó, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số, các kênh thương mại điện tử, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết từ trước. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn