MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lễ cúng thần rừng được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng giêng hàng năm.

Độc đáo Lễ Tết rừng của người Mông Nà Hẩu, Yên Bái

Thu Trang - Văn Đức LDO | 14/03/2021 20:20

Để bảo vệ rừng cũng như phát huy phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người Mông Nà Hẩu, Yên Bái.

Thầy cúng Sùng A Sềnh, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên hồ hởi tâm sự vào dịp xã tổ chức lễ Tết rừng được tổ chức vào ngày 11.3 (tức ngày 28 tháng 1 âm lịch) năm 2021: "Lễ Tết rừng là truyền thống của người Mông chúng mình, để cầu mong thần rừng sẽ mang lại cuộc sống ấm no cho dân bản".

Trong ba ngày tết rừng, cả bản bảo nhau không ai được lên chặt cây, săn bắt, đào măng, lấy củi từ rừng. Tết rừng cũng là dịp để nhân dân trong bản lên kế hoạch cho việc bảo vệ rừng cho cả năm nữa".

Chính vì ý nghĩa nhân văn lễ Tết rừng. Hàng năm, đồng bào Mông nơi đây tổ chức thường niên vào ngày cuối cùng của tháng giêng.

Lễ Tết rừng của người Mông được tổ chức tại khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái.

Đây là nghi lễ truyền thống gắn con người với thiên nhiên, mang giá trị nhân văn sâu sắc, đồng thời nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên.

Một số hình ảnh tại buổi lễ Tết rừng năm 2021 tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái.

Lễ Tết rừng được tổ chức dựa trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông, với ý niệm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc.
Lễ cúng rừng mở đầu bằng phần rước lễ vật của người dân xã Nà Hẩu lên khu rừng cấm.
Tiếp đó, nghi thức độc đáo của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, dưới gốc cây cổ thụ. Thầy cúng bày biện lễ vật lên bàn thờ cúng được làm bằng khung tre.
Lễ vật dâng cúng Thần rừng gồm một cặp gà trống mái, một con lợn đen cùng rượu, xôi, hương, giấy bản...
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng "bất khả xâm phạm" và nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng.
Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, gõ mõ bốn phía và khấn mời Thần rừng về hưởng lễ vật, phù hộ, che chở, ban lộc rừng cho người dân trong xã; cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu…
Sau đó, thầy cúng cùng một số thanh niên trong xã thực hiện việc cắt tiết gà, tiết lợn, lông của gà được phết máu và dán lên gốc cây cổ thụ. Đây là một hình thức kính báo dân làng đã dâng lễ vật lên Thần rừng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn