MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cây sầu riêng ở Tiền Giang chết do hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: K.Q

Đồng bằng sông Cửu Long: Cây ăn trái vẫn tiếp tục chết sau hạn mặn

Kỳ Quan LDO | 22/06/2020 11:11

Đợt hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020 vừa qua, các địa phương ở hạ nguồn sông Cửu Long đã nỗ lực chở nước ngọt từ xa về để tưới, cứu sống phần lớn diện tích cây ăn trái. Thế nhưng, khi hạn mặn đã đi qua, mùa mưa tới, không ít cây ăn trái lại tiếp tục chết.

Thông tin từ UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020, tỉnh đã trích ngân sách hơn 50 tỉ đồng để cùng với nhà nông chở nước ngọt từ xa về giải cứu vùng chuyên canh cây sầu riêng và thanh long hơn 20.000ha, nhờ vậy mà diện tích cây chết khô giảm đáng kể nhờ kịp thời tưới nước.

Thế nhưng, sau khi hết hạn mặn, mùa mưa tới thì nhiều cây ăn trái vẫn tiếp tục chết, nhất là sầu riêng. Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang xác định nguyên nhân cây chết sau mùa khô là do nồng độ phèn, mặn quá cao ngấm trong đất đã bốc hơi lên khiến cho cây chết. 

Tại tỉnh Bến Tre, hiện tượng cây chết sau hạn mặn cũng xảy ra tại nhiều vườn cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã và đang tuyên truyền, tập huấn giúp nông dân khắc phục hiện tượng cây chết, mất năng suất sau hạn mặn.       

Tổng kết đợt hạn mặn mùa khô 2019 – 2020, có khoảng 6.650ha diện tích cây ăn trái các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do khô hạn, xâm nhập mặn, tập trung ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng,... 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn