MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TS Nguyễn Văn Khải vào tận phum, sóc tư vấn "năng lượng xanh" cho bà con Khmer xã Vĩnh Trung. Ảnh: Lục Tùng

Đưa “ánh sáng xanh” về phum, sóc

Lục Tùng LDO | 22/11/2018 20:47

Sau gần 3 năm thực hiện (2016 - 2018), Dự án“Tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo thông qua ứng dụng các giải pháp năng lượng xanh và bền vững” (Dự án) do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã giúp cho hơn 2.000 hộ dân 3 xã An Hảo, Tân Lợi và Vĩnh Trung.

Đây là 3 xã có đông đồng bào Khmer sống tại các phum sóc của huyện Tịnh Biên (An Giang) tiếp cận với “ánh sáng xanh”- một khái niệm được hiểu như sử dụng ánh sáng đúng chuẩn sử dụng với mức tiêu thụ năng lượng thấp và an toàn. 

Không chỉ xác lập định các giải pháp năng lượng tái tạo phù hợp với cộng đồng, như: mô hình pin năng lượng mặt trời, đèn xách tay năng lượng mặt trời, đèn LED, biogas và bếp đun cải tiến phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu của hộ gia đình tại địa phương..., dự án còn thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng và học sinh.

Cụ thể, mời các chuyên gia giỏi như TS Nguyễn Văn Khải - nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hóa, điện hóa - trực tiếp hỗ trợ người dân lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, nhất là bà con Khmer sống tại các phum, sóc... tạo ra điện sử dụng vào việc thắp sáng, giải trí trong điều kiện chưa có hệ thống lưới điện, cũng như thay thế đèn LED cho các lớp học đủ ánh sáng theo quy chuẩn với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn 2 lần so với đèn truyền thống.

Bên cạnh đó, Dự án còn đào tạo “nhóm năng lượng địa phương”. Thông qua các khóa học về kỹ năng truyền thông, kỹ thuật lắp đặt và sử dụng đúng cách các mô hình năng lượng hiệu quả, đào tạo tại chỗ những người thợ lành nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng “năng lượng xanh” của người dân địa phương.

Ngoài ra, Dự án còn cung cấp cho học sinh và người dân kiến thức cơ bản về các mô hình năng lượng tái tạo trong bối cảnh chưa có điện lưới, để từ đó người dân có được sự hiểu biết cũng như sử dụng hiệu quả và an toàn năng lượng trong sinh hoạt, sản xuất.

Do điều kiện đặc thù của địa hình núi non..., tại 3 xã Vĩnh Trung, Tân Lợi, An Hảo của huyện Tịnh Biên có hơn 2.000 hộ dân chưa có điện lưới. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải trực tiếp mang thiết bị đến nhà dân để hướng dẫn. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải hướng dẫn hộ dân trên đỉnh Núi Cấm (An Hảo, Tịnh Biên) tự lắp ráp đèn LEB. Ảnh: Lục Tùng
Huấn luyện kỹ năng tự lắp ráp đèn LED cho nhóm năng lượng địa phương. Ảnh: Lục Tùng
Tập huấn về hệ thống pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Lục Tùng
Hệ thống pin năng lượng mặt trời tại hộ dân sinh sống trên đỉnh núi Cấm. Ảnh: Lục Tùng
Hướng dẫn kỹ thuật tích điện từ pin vào bình ắc quy. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải trực tiếp hướng dẫn lắp đặt đèn LEB tại trường Tiểu học xã Vĩnh Trung. Ảnh: Lục Tùng
Giới thiệu đèn xách tay năng lượng mặt trời. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải vào tận phum, sóc tư vấn “năng lượng xanh” cho bà con Khmer xã Vĩnh Trung. Ảnh: Lục Tùng
Nhờ sự hỗ trợ của Dự án, lần đầu tiên gia đình bà Võ Thị Thúy (ấp Tà Lọt, xã An Hảo) có điện từ hệ thống pin năng lượng mặt trời để xem tivi. Ảnh: Lục Tùng
Ánh sáng từ hệ thống đèn LEB của Dự án hỗ trợ tại trường PTCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (An Hảo). Ảnh: Lục Tùng
Điểm đặc biệt của Dự án là ngoài ánh sáng chung trong phòng học, còn đặc biệt quan tâm đến ánh sáng cho tấm bảng. Ảnh: Lục Tùng
Hệ thống đo sáng chuyên dụng của TS Nguyễn Văn Khải cho thấy chất lượng ánh sáng tại các phòng lắp đặt đèn LEB của Dự án đạt và vượt yêu cầu cần thiết với lớp học phổ thông. Ảnh: Lục Tùng

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn