MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phòng chỉ huy chạy tàu. Ảnh: Đoàn Hưng

Ga Hạ Long mong ngóng những chuyến tàu

Đoàn Hưng LDO | 12/06/2023 21:25

Quảng Ninh – Vốn là ga liên vận quốc tế, chuyên chở hành khách, nhưng từ khi hoạt động đến nay ga Hạ Long lại đón các tàu hỗn hợp (tàu cấp thất nhất của đường sắt Việt Nam), tức là vừa chở hành khách vừa chở hàng hóa. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ga Hạ Long tạm dừng hoạt động từ đó cho đến nay.  Điều này không chỉ khiến cho đời sống của cán bộ công nhân viên làm việc tại đây gặp khó khăn mà còn gây lãng phí một công trình được đầu tư hơn 300 tỉ đồng.

 Năm 2005, ga Hạ Long được khởi công, thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Ga được đưa vào vận hành từ 1.10.2014.  

Theo thiết kế ban đầu, ga Hạ Long là ga liên vận quốc tế, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Nhà ga 2 tầng, rộng khoảng 1500m2. Trong đó tầng 1 có phòng đợi tàu, phòng bán vé, khu bán đồ lưu niệm và 2 kho tập kết hành lý. Tầng 2 có  phòng chỉ huy chạy tàu, phòng thông tin tín hiệu, phòng trưởng ga, nhà bếp, hội trường.

Khu vực tàu vào ga các mái che đã hư hỏng. Ảnh: Đoàn Hưng

Có 6 làn đường trong ga để đón gửi tàu và 2 đường phục vụ cho công tác chuẩn bị toa xe. Trong tuyến từ Yên Viên – đến ga Hạ Long, đây là điểm cuối. Sau một thời gian hoạt động ngày càng vắng khách.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động ngày 12.6, ông Nguyễn Đức Tân – Trưởng Ga Hạ Long, Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Lạng, Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam - cho biết: “Trước đây, các chuyến tàu được tổ chức mỗi ngày 1 chuyến, có thời điểm mỗi tuần 1 chuyến. Khách đi tàu chủ yếu là các hộ tiểu thương mang rau củ quả, nông sản từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương đến Hạ Long tiêu thụ. Việc trao đổi hàng hóa diễn ra ngay tại sân ga khoảng 45 phút, sau đó họ lại lên tàu quay về".

Từ 16.3.2021, do dịch COVID-19, công ty vận tải đường sắt Hà Nội dừng hoạt động tuyến tàu này. Để đảm bảo mối hàng, các hộ tiểu thương đề nghị nhà ga cho thuê mặt bằng theo đơn giá quy định nhà nước để làm nơi trao đổi hàng hóa.

“Hiện tại, cán bộ ga Hạ Long cũng như 1 số ga Kép, Hạ Long, Cái Lân không tổ chức chạy tàu đã ảnh hưởng đến đồng lương thu nhập của cán bộ công nhân viên. Trên thực tế cũng có một số công nhân viên xin nghỉ theo diện chấm dứt hợp đồng, một số xin thôi việc làm công tác khác. Những người ở lại làm công tác quản lý, bảo vệ, vệ sinh nhà ga” - ông Tân nói.

Những nằm im lìm, hoen gỉ. Ảnh: Đoàn Hưng

Vì vắng bóng những chuyến tàu nên hiện ga Hạ Long cũng bị xuống cấp. Theo quan sát của phóng viên, hiện phần lớn diện tích xung quanh nhà điều hành của ga Hạ Long được trưng dụng làm chỗ đỗ xe, nơi tập trung cho các hộ tiểu thương buôn bán hàng nông sản. 17 toa tàu nằm im lìm, hoen gỉ. Nhà điều hành vắng lặng. 

Mặc dù đưa vào khai thác cách đây gần 10 năm nhưng kiến trúc của nhà ga Hạ Long khá hiện đại. Đoàn Hưng

Ông Phùng Văn Minh - trực ban chạy tàu Ga Hạ Long - vào nghề từ năm 1985, cps 36 năm 1 tháng gắn bó với nghề, giờ đây nhìn sự hoang vắng, xuống cấp mỗi ngày của ga Hạ Long, ông không khỏi bùi ngùi: “Tôi có 2 con gái, 1 đứa học Cao đẳng Đường sắt dự tính theo nghiệp của tôi, nhưng hiện giờ cháu cũng phải chuyển hướng sang làm du lịch. Ngày 1.8 này tôi sẽ nghỉ hưu theo chế độ, bởi vậy niềm mong mỏi lớn nhất của tôi lúc này là được nhìn thấy các chuyến tàu tấp nập trở lại”. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn