MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lực lương Y tế Gia Lai lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở huyện Ia Pa. Ảnh TTuấn

Gia Lai: Cần làm tốt truyền thông để phòng chống dịch COVID-19

THANH TUẤN LDO | 08/02/2021 10:18
Bộ Y tế cho rằng, tỉnh Gia Lai cần làm tốt công tác truyền thông phòng chống dịch cho đồng bào dân tộc thiểu sổ, đặc biệt là những nơi vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Bởi đặc thù phòng chống dịch của tỉnh Gia Lai khác với nhiều nơi…

This browser does not support the video element.

Chính quyền TP.Pleiku ra quân xử phạt mạnh tay với người không đeo khẩu trang y tế

Tính đến tối ngày 7.2, Gia Lai vẫn đang ghi nhận 19 ca dương tính với SARS-CoV-2. Sau khi dịch bệnh bùng phát, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp để ứng phó. Tại TP.Pleiku, chính quyền địa phương tổ chức ra quân xử phạt người dân không đeo khẩu trang.

Dân quân tự vệ và công an, các tổ dân phố lập các chốt chặn kiểm soát người ra vào. Dân quân, Công an, Trật tự đô thị ra các khu chợ, khu nhà trọ công nhân, sinh viên tuyên truyền người dân đeo khẩu trang, giải tán những nơi tụ tập đông người.

Ông Võ Đình Huy - Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang cho hay, do địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên địa phương đưa dân quân tuyên truyền, vận động bằng loa phát thanh, loa cầm tay, đến từng nhà gõ cửa, thông tin cho người dân biết về tình hình dịch bệnh.

Xã Kon Chiêng có đến 95% người Bana sinh sống. Chính quyền địa phương đã lập các chốt chặn kiểm soát người và phương tiện qua lại từ vùng dịch. Các phương tiện chở khách không được lưu thông, phương tiện chở hàng hóa được phun khử khuẩn, khai báo y tế, ghi thông tin cá nhân, biển số xe đầy đủ.

Cái khó hiện nay là một bộ phận người bản địa không quen sử dụng điện thoại smartphone, lại đang mùa nương rẫy nên việc tiếp nhận thông tin, tìm gặp được người dân còn khó khăn. Cán bộ y tế phải đi vận động, tìm nhiều lần mới gặp được để phân phát khẩu trang y tế, vận động khai báo y tế.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cho biết, hiện trên địa bàn có 184 đài truyền thanh cơ sở, hàng ngày phát 2 thứ tiếng để thông tin dịch bệnh xuống từng huyện, xã.

Đơn vị cũng sử dụng hệ thống tin nhắn qua điện thoại, Zalo để tuyên truyền. Theo thống kê, tỉnh Gia Lai có 663.000 tài khoản Zalo. Đơn vị đã nhắn tin khuyến cáo kịp thời tình hình dịch bệnh, tuyên truyền trên các bảng điện tử công cộng, tuyên truyền trên Fanpage của lực lượng Công an...

“Thời điểm dịch bệnh, xuất hiện nhiều thông tin sai lệch gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Có trường hợp sinh viên Đại học ở TPHCM thông tin giả mạo chỉ thị của Thủ tướng, Sở đã kịp thời ngăn chặn và phối hợp với lực lượng công an tiến hành xử lý nghiêm nhiều vụ việc”, ông Hùng cho hay.

Trước đó, tại cuộc họp với UBND tỉnh Gia Lai, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, đặc thù chống dịch của Gia Lai khác với Hà Nội, Hải Dương, Bạch Mai, Hưng Yên… vì tỉnh có 46% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đường biên giới kéo dài. Vì vậy, công tác truyền thông phải được chú trọng, hiệu quả để thông tin kịp thời, đầy đủ đến người dân.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn