MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Giải tán phòng giáo dục: Có "nhũng nhiễu" thì thay lãnh đạo chứ không loại bỏ

Dung Hà LDO | 15/12/2017 15:00
“Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu của Phòng giáo dục thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức” – đây là khẳng định của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Theo đó, GS.TS Phạm Tất Dong nếu như vẫn còn cấp huyện thì không thể bỏ Phòng Giáo dục đi được, ví dụ như khi thành phố yêu cầu báo cáo thì không thể gọi tất cả hàng trăm trường lên báo cáo cùng lúc được.

Muốn bỏ một cấp nào đi cũng không thể cứ thế mà bỏ được, một giám đốc sở không thể quản lý mấy trăm trường được. Sở giáo dục sẽ bị quá sức, không thể đủ người quản lý được đến cấp trường, độ với là quá lớn.

Trước những ý kiến của dư luận cho rằng phòng giáo dục hiện nay đang gây nhiều “nhũng nhiễu” cho thầy cô, nhiều giáo viên than phiền vì tổ dự giờ của phòng về quá nhiều, gây áp lực cho nhà giáo, hoạt động thanh kiểm tra của phòng giáo dục chưa đạt được hiệu quả, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng không thể đánh đồng hai vấn đề với nhau được.

“Nếu ở nơi nào phòng giáo dục gây “nhũng nhiễu” cho thầy cô được phát hiện thì cần thay trưởng phòng, thay phó phòng. Ở đây cần phân tách năng lực quản lý chuyên môn và đức độ của người quản lý” – GS.TS Dong khẳng định.

GS.TS Phạm Tất Dong phân tích thêm, cấp phòng giúp Sở Giáo dục quản lý các trường là rất cần thiết, còn nếu không quản lý được, gây khó dễ cho nhà trường thì phải thay đổi nhân sự chứ không phải thay đổi tổ chức. Việc đánh giá phòng giáo dục có cần thiết hay không thì phải thông qua nghiên cứu, xem xét đánh giá toàn diện.

Ông Dong khẳng định rằng, sự nhũng nhiễu có ở khắp nơi, không chỉ riêng cấp phòng. Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu này thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức.

Đồng quan điểm, thầy giáo Nghiêm Quý Bình – Hiệu trưởng trường THPT Đông Anh, Hà Nội cho rằng việc bỏ Phòng Giáo dục rất khó khả thi. Nếu không có Phòng giáo dục thì việc quản lý các cấp học từ THCS đến mầm non là rất khó khăn, ở mỗi quận huyện số lượng trường rất lớn do đó nếu không có Phòng giáo dục thì nhà trường cũng “không biết nhìn vào đâu”.

Tuy nhiên, thầy Bình cho rằng, Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn, hiện nay số lượng cán bộ ở các Phòng Giáo dục đang khá đông, nên có sự tinh giản đến mức tối đa để bộ máy đỡ cồng kềnh.

Trước đó, trước những khó khăn mà các chuyên gia giáo dục đưa ra trong việc lấy tiền đâu để tăng lương cho giáo viên, có ý kiến cho rằng, cần giải tán các phòng giáo dục ở các huyện, quận trong cả nước, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn