MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giải thể Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang

Tô Công LDO | 30/06/2024 11:15

Vì sao một tổ chức có "ý nghĩa biểu tượng" về phát triển kinh tế địa phương như Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang phải giải thể?

HĐND tỉnh Hà Giang vừa ban hành Nghị quyết số 91/NQ-HĐND, thông qua Phương án giải thể Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang sẽ có trách nhiệm ban hành Quyết định về việc giải thể Quỹ theo quy định.

Về nguyên nhân, theo HĐND tỉnh Hà Giang, tính đến hết năm 2023, vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang là 110.943.220.301 đồng. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP thì ngân sách tỉnh sẽ phải bổ sung 189.056.779.699 đồng để đạt mức tối thiểu là 300 tỉ đồng. Do đó, đối với tỉnh Hà Giang là rất khó khăn, không thể bổ sung đủ.

Bên cạnh đó, điều kiện và nguyên tắc vay để đầu tư rất chặt chẽ, mục tiêu chính của Quỹ đầu tư cho vay đối tượng là các doanh nghiệp có dự án đầu tư trực tiếp, do đó trên địa bàn tỉnh Hà Giang hầu như không có khách hàng đáp ứng đủ điều kiện, dẫn đến hiệu quả hoạt động của Quỹ không cao, gây lãng phí ngân sách địa phương.

Báo cáo tài chính của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Giang được kiểm toán độc lập công bố ngày 19.4.2024 cho thấy, đến hết ngày 31.12.2023, tổng nguồn vốn và nợ phải trả của Quỹ là 170.546.185.754 đồng.

Trong đó, vốn điều lệ có 110.943.220.301 đồng, bao gồm 96.598.093.645 đồng là vốn góp của chủ sở hữu (ngân sách nhà nước cấp), 14.345.126.656 vốn khác của chủ sở hữu (bổ sung từ kết quả hoạt động hàng năm); Quỹ đầu tư phát triển 6.375.764.608 đồng; Quỹ khác 1.876.026.373 đồng (Quỹ dự phòng tài chính); Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.089.029.460 đồng (năm 2023); Nợ phải trả 47.262.145.012 đồng.

Được biết, thời gian giải thể và phân bổ lại nhân sự Quỹ về các cơ quan, tổ chức khác sẽ diễn ra từ ngày kí đến hết quý I/2025.

Theo quy định, đối với các quỹ đầu tư phát triển địa phương, dù đủ vốn điều lệ tối thiểu nhưng hoạt động không hiệu quả, không đúng mục tiêu thành lập; có tỷ lệ sử dụng vốn dưới 20% vốn hoạt động; không huy động được vốn, nợ xấu cao không có biện pháp xử lý trong vòng 3 năm liên tiếp; chênh lệch thu - chi âm trong 3 năm liên tiếp, cũng sẽ buộc phải giải thể.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn