MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phối cảnh dự án cầu Mỹ Thuận 2. Ảnh: N.Tri

Giao thông mở đường cho đất Chín Rồng

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI LDO | 20/08/2020 12:05

Ngày 19.8, Bộ GTVT phối hợp cùng UBND tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng cầu Mỹ Thuận 2, thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu.

Những công trình đột phá

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị gần 3.400 tỉ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Khi dự án hoàn thành (dự kiến năm 2023) sẽ kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối một trục chính tuyến cao tốc dài từ TPHCM đi TP.Cần Thơ.

Mới đây, ngày 18.8, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL diễn ra đầu tháng này.

Theo đó, về kiến nghị của các địa phương cần sớm xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc theo hướng điều chỉnh kỳ quy hoạch trước năm 2030, làm cơ sở đầu tư, xây dựng để sớm kết nối, thông suốt TPHCM - Cần Thơ - Cà Mau; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng và cả nước. 

Kết nối để phát triển

Vùng ĐBSCL có lợi thế nông nghiệp vô cùng lớn, không chỉ lương thực, thực phẩm, mà còn có kinh tế biển, năng lượng sạch và dịch vụ logistic. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, mạng lưới hạ tầng giao thông yếu kém đã kiềm hãm sự phát triển của vùng.

Chính vì vậy, khi những công trình, dự án liên tiếp được khởi công và định hình, đã đóng vai trò “mở đường”, tạo đà bứt phá, động lực đưa vùng ĐBSCL phát triển theo đúng tiềm năng sẵn có. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, săp tới, Bộ sẽ đề xuất chọn ra những công trình mang tính đột phá cho vùng phát triển để chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn 2021-2025. Năm nay, Bộ phấn đấu giải ngân đầu tư công 40.000 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch; đến nay đã giải ngân 16.600 tỉ đồng. Do đó, các địa phương cần quan tâm công tác giải phóng mặt bằng, nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án, triển khai khởi công các dự án mới. Cụ thể có các dự án như: Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tuyến tránh Long Xuyên, QL 57, QL 53, tuyến tránh Cà Mau…

Trong các buổi làm việc với các tỉnh, thành ĐBSCL, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đột phá về hạ tầng là quan trọng nhất đối với ĐBSCL; và khẳng định cam kết, lời hứa của Chính phủ đối với phát triển hạ tầng của vùng. Hạ tầng không chỉ là, đường sá, sân bay mà bao gồm cả hạ tầng xã hội với trường học, y tế, thiết chế văn hóa cho người dân. Đặc biệt là cần phát triển mạnh mẽ hạ tầng thông minh như hạ tầng số. 

Thủ tướng nêu rõ không có nơi nào có điều kiện liên kết vùng tốt như ĐBSCL. Chúng ta phải tổ chức lại để phát huy sức mạnh của từng địa phương. 

Cần kết nối vùng ĐBSCL với TP.Hồ Chí Minh theo tinh thần “ĐBSCL phát triển thì TP.Hồ Chí Minh phát triển, ngược lại...

Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ và các địa phương phải chăm lo hệ thống giao thông cho vùng ĐBSCL, nhưng xét thứ tự ưu tiên cả ngân sách nhà nước, ODA... 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn