MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hà Nội sau giãn cách xã hội: Nơi "khát" lao động, nơi thiếu việc làm

LƯƠNG HẠNH LDO | 05/10/2021 14:50
Sau khi Hà Nội cho phép một số dịch vụ thiết yếu được mở cửa trở lại, nhiều ngành nghề rất cần tuyển dụng lao động tự do nhưng không tuyển đủ; trong khi một số ngành chưa khởi sắc, không có nhu cầu tuyển nhân viên. 

"Khát" nhân lực có tay nghề

Sáng 5.10, theo ghi nhận của Lao Động, nhiều dịch vụ thiết yếu đã được mở cửa trở lại như: Sửa chữa xe máy, điện lạnh; sửa chữa điện thoại; các cửa hàng kinh doanh buôn bán quần áo, các cửa hàng ăn uống cho mang về...

 Ông Bằng đang sửa sang lại cửa hàng để đón khách và tìm thêm nhân viên làm việc.

Ông Nguyễn Quốc Bằng (SN 1972) mở một cửa hàng sửa chữa xe máy, xe đạp hơn 10 năm qua tại đường Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội. Trước khi dịch bùng phát, cửa hàng của ông có khoảng 3 - 4 nhân viên. Sau khi Hà Nội giãn cách xã hội, ông phải cho 2 nhân viên nghỉ việc và đóng cửa hàng.

 Những ngày đầu sau giãn cách, khách hàng tất bật đến cửa hàng của ông Bằng sửa chữa xe máy do hết ắc quy, côn trùng cắn hỏng dây... 

"Tiền thuê mặt bằng 10 triệu đồng/tháng, lương nhân viên trả theo năng lực, người 6 triệu đồng/tháng, người 10 triệu đồng/tháng. Giãn cách buộc tôi phải đóng cửa hàng, cho nhân viên nghỉ việc. Bây giờ mở cửa trở lại, tôi phải tuyển nhân viên mới", ông Bằng cho hay.

 Ông Bằng phải vào phụ làm cùng nhân viên...

Ông Bằng còn một cơ sở sửa chữa xe máy ở phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Cơ sở này của ông cũng phải đóng cửa, cho nghỉ việc cả 3 nhân viên. Khi được hỏi về yêu cầu tuyển dụng, ông Bằng chia sẻ: "Ít nhất là họ phải biết về sửa chữa xe máy. Nếu yêu thích và chịu khó học việc thì tôi mới dạy việc được". 

Ngoài con trai và một nhân viên còn ở lại Hà Nội, ông Bằng phải cho những người khác nghỉ việc do đóng cửa hàng. 
Một cơ sở sửa chữa xe máy của ông Bằng chỉ rộng chừng 20 mét vuông. 

Cách quán sửa xe của ông Bằng không xa là cửa hàng sửa chữa cơ khí của anh Hoàng Trung Dũng (SN 1983). Khách hàng của anh là những thợ sửa chữa xe máy đang ngồi chờ đến lượt. 

9h sáng, cửa hàng của anh Dũng đã tất bật khách ra vào. 

Được biết, anh Dũng bắt đầu nghề này từ năm 2002. Chưa bao giờ anh nghĩ nghề sửa chữa cơ khí lại phải đóng cửa hoàn toàn như thời điểm vừa qua. Anh đã phải cho 10 nhân viên nghỉ việc vì cửa hàng không thể hoạt động. 

 Trong cửa hàng chỉ còn lại 3 nhân viên làm việc.

Sau giãn cách, nhu cầu sửa chữa, phục hồi phụ tùng hư hại tăng đột biến. Mới 9h sáng, cửa hàng của anh Dũng đã tất bật khách ra vào. Trong khi đó, những người thợ "cứng" của anh Dũng bị "mắc kẹt" tại quê chưa thể lên đi làm lại. Vì vậy, anh phải vào làm cùng các nhân viên thay vì chỉ quản lí. Đồng thời, anh Dũng cũng phải đăng tin tuyển dụng nhân viên lên các trang mạng xã hội, trang việc làm... 

 Lao động mà anh Dũng cần phải là những người biết nghề và yêu nghề. 

Quán đông khách, khi không ngừng tay làm, anh Dũng nói vội: "Tôi đang tuyển thêm nhân viên để làm cùng. Nhưng đặc trưng của nghề này là phải tuyển những người biết nghề một chút và phải yêu nghề thì mình mới dạy được". 

 Khách hàng chờ đợi đến lượt.
 Mỗi lần tuyển nhân viên, anh Dũng phải nhờ đăng tin tuyển dụng lên báo và các trang việc làm.

"Đói" việc làm, không thể tuyển nhân viên

Là công nhân mất sức về hưu sớm, với mức lương 3 triệu/tháng, bà Cao Thị Hoàn (SN 1963) mở một cửa hàng bán phở tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm để trang trải cuộc sống. Kinh tế cả gia đình bà gồm 2 cô con gái phụ thuộc vào cửa hàng này. 

Hơn 2 tháng đóng cửa, sau khi Hà Nội hết giãn cách, quán phở của bà mở cửa trở lại. Song, việc buôn bán thuận lợi, lượng khách tăng nhanh chóng chỉ được 3 ngày đầu. 11h trưa hôm nay, cửa hàng của bà chưa có một người khách nào.

 Còn quán phở của bà Hoàn đã đóng 2 tháng mới được mở cửa trở lại.

"Tiền thuê cửa hàng hơn 10 triệu đồng/tháng phải chi trả. Giờ bán không được mà còn thuê thêm nhân viên thì lấy gì trả cho họ. Tôi đã cho 2 nhân viên nghỉ trước dịch rồi", bà Hoàn nói.

Tuy nhiên, bà Hoàn không muốn tuyển thêm nhân viên do không có khách, không bán được hàng.

Bà Hoàn cũng hy vọng được tiêm đủ mũi vaccine để có thể yên tâm buôn bán. Nếu Hà Nội tiếp tục đóng cửa một lần nữa, bà Hoàn sẽ đứng trước nguy cơ phải nhượng lại cửa hàng, chuyển hướng kinh doanh khác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn