MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hà Nội bắt đầu thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị từ ngày 1.7

Hà Nội triển khai Chính quyền đô thị: 21 lãnh đạo phường phải nghỉ việc

Nguyễn Hà LDO | 19/10/2021 10:23

21 lãnh đạo phường tại Hà Nội phải nghỉ công tác do dôi dư, không được bổ nhiệm, không đủ điều kiện để bổ nhiệm hoặc chuyển thành công chức phường.

UBND thành phố Hà Nội vừa đưa ra dự thảo tờ trình về chế độ hỗ trợ đối với chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch UBND và công chức phường nghỉ công tác do thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố.

Từ đầu tháng 7, khi Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị, không tổ chức HĐND ở cấp phường, đã có 58 người là chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, UBND các phường trên địa bàn nghỉ hoặc chuyển công tác.

Trong đó, có 21 người (11 chủ tịch HĐND, 9 phó chủ tịch HĐND và 1 phó chủ tịch UBND phường) phải nghỉ công tác do dôi dư, không được bổ nhiệm, không đủ điều kiện để bổ nhiệm hoặc chuyển thành công chức phường.

Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 tháng lương mỗi người đối với 21 trường hợp nêu trên, tổng kinh phí dự kiến hơn 388 triệu đồng. Nguồn kinh phí được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương của ngân sách quận, thị xã.

Dự kiến chính sách hỗ trợ sẽ được trình HĐND TP xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm 2021.

Hà Nội hiện có 175 phường thuộc 12 quận và 1 thị xã. Trước khi tổ chức thí điểm chính quyền đô thị, tổng số chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND và công chức phường là 3.535 người. 

Trong đó, 172 chủ tịch HĐND, 116 phó chủ tịch HĐND; 168 chủ tịch UBND, 331 phó chủ tịch UBND; 831 cán bộ chức danh khác và trên 1.900 công chức phường.

Từ đầu tháng 7, khi Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị, không tổ chức HĐND ở cấp phường, đã có 58 người là chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, UBND các phường trên địa bàn nghỉ hoặc chuyển công tác.

Việc tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội là UBND phường được xác định là cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn, hoạt động theo nguyên tắc chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; gắn với cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính.

Theo đó, Chủ tịch phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của UBND phường theo quy chế làm việc của UBND phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ và tuân thủ quy định của pháp luật.



Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn