MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Metro Nhổn - Ga Hà Nội sẽ chạy thử đoạn trên cao vào tháng 12.2022. Ảnh: Phạm Đông

Hình ảnh tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội trước ngày chạy thử

PHẠM ĐÔNG LDO | 25/11/2022 06:39
Hà Nội - Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (đoạn trên cao dài 8,5km từ Depot Nhổn đến ga S8 - Cầu Giấy) sẽ vận hành thử hệ thống từ ngày 5.12 tới.

Về tiến độ dự án từ Depot Nhổn đến ga S8 - Cầu Giấy, MRB cho biết, vào ngày 5.12 tới đây, tuyến Metro Hà Nội sẽ chạy thử đoạn trên cao với 2 giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên sẽ bao gồm vận hành hệ thống trong thời gian tối thiểu 5 ngày nhằm đo lường hiệu suất RAMs (có thể kéo dài đến 6 tuần nếu tính khả dụng của hệ thống là dưới 98%).

Lịch tàu chạy từ 9h đến 19h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, với tối thiểu là 4 đoàn tàu, tối đa là 8 đoàn tàu.

Giai đoạn 2 của quá trình chạy thử sẽ diễn ra ngay sau khi đánh giá hiệu suất RAMs, với 5 kịch bản giả định tàu gặp sự cố như: Mất điện toàn tuyến hoặc một số tuyến; mất nguồn cấp điện phụ trợ; phát hiện cháy tại một ga và tình huống xuất hiện tàu cứu hộ.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Phạm Đông

Theo ghi nhận, các đoàn tàu đang nằm tại Depot Nhổn - Điểm đầu tiên của dự án và cũng là nơi đón và bảo dưỡng tàu.

Hiện tại các đơn vị chức năng đang chạy kỹ thuật tuyến trên cao từ Depot Nhổn đến ga S8 - Cầu Giấy.

Hiện hệ thống các ga ngầm và ống hầm đã đạt trên 42% khối lượng công việc. Đoạn tuyến trên cao dài 8,5km sẽ đưa vào khai thác thương mại trong năm 2023. Tới 2027 sẽ đưa vào khai thác toàn tuyến.

Tuyến đường sắt trên cao này sẽ bắt đầu chạy thử từ ngày 5.12 trong môi trường hạn chế. Ảnh: Phạm Đông

Từ ngày 6.12.2021, các toa tàu đã được chạy thử kỹ thuật liên tiếp ở chế độ vận hành tự động, với tốc độ tối đa theo thiết kế là 80 km/h.

Đây là bước quan trọng trong quy trình kiểm tra đoàn tàu ở trạng thái động, phục vụ kiểm tra nghiệm thu chạy thử và đánh giá độc lập về an toàn vận hành đoàn tàu.

Ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban Quản lý Đường đắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, dự kiến năm 2023, Robot đặt tại ga ngầm S9 - Kim Mã sẽ khoan những mũi đầu tiên và xuyên suốt 4km về đến ga S12 - Trần Hưng Đạo.

Một nửa mặt đường Quốc Tử Giám (phía Bắc nhà ga S11 - Văn Miếu) đã được hoàn công. Nhà thầu đã gỡ rào để người dân đi lại. Ảnh: Phạm Đông

Dù phần đi ngầm dưới lòng đất chỉ dài 4km, nhưng các ga này lại đi qua khu nội đô chật hẹp và bắt buộc đảm bảo giao thông trên khu vực. Do đó phải giữa hoặc cuối năm 2023, Robot đào hầm mới có thể chính thức hoạt động.

Về mặt kỹ thuật, Robot đào hầm sử dụng trong dự án này được thiết kế với vận tốc tối đa 18 mét/ngày.

Robot khoan ngầm phục vụ dự án này được đặt sâu 20m dưới lòng đất, tại ga S9 - Kim Mã. Ảnh: Phạm Đông

Sau khi trao đổi với các chuyên gia và lắng nghe khuyến nghị tư vấn về hệ số an toàn, Robot được thiết lập với tốc độ 10 mét/ngày đêm. Với công nghệ khoan ngầm này, Robot khoan đến đâu, các cánh tay Robot sẽ lắp đặt luôn vỏ hầm tới đó, tức là sẽ tạo ra một ống hầm hoàn chỉnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn