MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người lao động tìm kiếm thông tin tuyển dụng tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Hơn 1,3 triệu người được tư vấn giới thiệu việc làm trong năm 2018

Trần Kiều LDO | 29/03/2019 10:15
Bắt đầu triển khai thực hiện từ ngày 1.1.2009, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã góp phần hỗ trợ người lao động (NLĐ) trong trường hợp bị mất việc làm, giúp gia đình họ phần nào vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và giúp người lao động sớm quay lại thị trường lao động.

Đổi mới phương pháp tư vấn

Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm (Cục Việc làm), năm 2018, các Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.390.429 lượt người (bằng 179,8% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN).

Hiện nay, các TTDVVL sử dụng các phương pháp tư vấn trực tiếp với NLĐ đến giao dịch. Tại những TTDVVL có nhiều NLĐ đến giao dịch trong một thời điểm thường sử dụng phương pháp tư vấn tập thể.

Trong năm 2018 có 57/63 địa phương giới thiệu việc làm cho NLĐ với số lượt người là: 179.092 lượt người, chiếm 23,2% so với số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN, tăng 6,1% so với năm 2017 (168.719 lượt người).

Theo đó, một số địa phương có tỷ lệ lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm cao so với số người nộp hồ sơ TCTN như: Đồng Tháp: 593,1%) (57.925 lượt người); Cần Thơ 498,5% (51.245 lượt người); Tiền Giang 495,5% (68.975 lượt người); Bà Rịa – Vũng Tàu 467,7% (61.777 lượt người); Ninh Bình 450,4% (16.465 lượt người); An Giang 444,2% (61.264 lượt người); Cà Mau 444,0% (29.547 lượt người); Đà Nẵng 441,0% (96.197 lượt người).

Các TTDVVL không ngừng đổi mới phương pháp tư vấn, giải đáp thắc mắc về chính sách BHTN cho NLĐ. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa nhân văn của chính sách BHTN, giúp họ sớm quay trở lại thị trường lao động.

Vì vậy, ngoài hình thức tư vấn trực tiếp tại sàn giao dịch, một số TTDVVL đã sử dụng phương pháp tư vấn trực tuyến qua mạng Internet, thư điện tử, mạng xã hội, các công cụ giao tiếp trên mạng máy tính (Yahoo, Skype, Facebook…), tổng đài tư vấn (Hà Nội, Cần Thơ…).

Nguồn dữ liệu việc làm được TTDVVL lấy từ các tổ chức, doanh nghiệp đến tuyển dụng tại Trung tâm, sàn giao dịch việc làm, dữ liệu trực tuyến thống kê và lập danh sách; đồng thời lập bảng công ty để giới thiệu đến NLĐ. Một số Trung tâm tổ chức phiên giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm online đối với NLĐ hưởng TCTN (Hà Nội, Hải Dương, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Điện Biên…).

 

Theo đánh giá của Cục Việc làm, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm đối với NLĐ còn một số hạn chế như kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm của cán bộ TTDVVL chưa đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ khi họ có nhu cầu quay trở lại thị trường lao động.

Bên cạnh đó, số lượng cán bộ chưa đủ để tổ chức tư vấn việc làm, tư vấn học nghề trực tiếp cho từng người thất nghiệp. Vì vậy, chưa nắm bắt hết được nhu cầu việc làm và học nghề của NLĐ.

Mặt khác, công tác tư vấn, hỗ trợ học nghề cho NLĐ cũng được chú trọng. Năm 2018, có 37.977 người được hỗ trợ học nghề, bằng 4,9% so với số người có quyết định hưởng TCTN (tỷ lệ này giảm 0,3 so với năm 2017 (5,2%)).

Số người hỗ trợ học nghề tăng

Số người có quyết định hỗ trợ học nghề tăng 9,4% so với năm 2017 (34.723 người). Số tiền chi trả hỗ trợ học nghề tính theo quyết định hỗ trợ học nghề là 127,9 tỷ đồng.

Những địa phương dẫn đầu về tỷ lệ người có quyết định học nghề so với số người có quyết định hưởng TCTN lần lượt là: TP. Hồ Chí Minh 12,8% (19.603 người được hỗ trợ học nghề); Lào Cai 10,8% (140 người); Bắc Ninh 8,6% (900 người); Cần Thơ 8,1% (819 người); Hà Nam 7,3% (335 người); Kom Tum 5,9% (96 người); Thái Nguyên 5,7% (87 người).

Theo đánh giá của Cục Việc làm, công tác hỗ trợ học nghề đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm 2017. Những ngành nghề NLĐ chủ yếu đăng ký học là: Lái xe, tin học văn phòng, các nghề về ẩm thực và thẩm mỹ, sửa chữa máy vi tính, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết kế quảng cáo, may công nghiệp...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn