MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Khám phá nét độc đáo chùa Khmer Nam Bộ

Khoa Đăng LDO | 22/04/2018 10:20

Một ngôi chùa Khmer tọa lạc trên khu đất rộng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Với triết lý nhân sinh quan Phật giáo, người Khmer bằng lòng với cuộc sống bình dị trong những nếp nhà tranh đơn sơ, dành tất cả tiền của, công sức cho việc xây dựng ngôi chùa sao cho thật khang trang lộng lẫy, như một lời hẹn ước đảm bảo cho cuộc sống đầy đủ ở kiếp sau, nơi cửa Phật.

Chùa thường nằm trên một khu đất rộng, xung quanh trồng nhiều loại cây to như Dầu, Sao, Thốt nốt..., tạo thành một khu rừng nhỏ. Trong đó toàn bộ giá trị của nghệ thuật kiến trúc tập trung chủ yếu nhất ở ngôi chính điện.

  Điểm độc đáo nhất của kiến trúc ngôi chính điện là hệ thống cấu trúc cấp mái. Bộ mái của ngôi chính điện gồm 3 cấp, mỗi cấp lại chia thành 3 nếp, tạo nên vẻ đẹp riêng rất độc đáo của ngôi chùa Khmer. 
Trong gian chính diện của chùa Khmer bài trí khá đơn giản. Ở vị trí chính yếu là bệ thờ tượng Phật Thích Ca. Bệ tượng là một tòa sen chia thành nhiều cấp, trang trí rất tỉ mỉ. 
 Trên trần chánh điện là các hình vẽ tranh sơn dầu theo đề tài khá phong phú với hoa lá, hình kỷ hà, kết hợp với hình tượng thần, tiên và linh thú…  
 Đây là nét nghệ thuật đã định hình có tính chất cổ điển của mỹ thuật dân tộc Khmer.
 Ngôi chính điện uy nghi thể hiện rõ nét nhất kiến trúc của chùa Khmer Nam Bộ. Ngôi chính điện luôn có hình tượng chim thần Krud nâng đỡ mái chùa.
 Trong Phật tích mà người Khmer thường kể lại thì rồng là con vật thiêng tự biến thành thuyền đưa Phật vượt bể đi giảng kinh cứu độ chúng sinh. Đưa rồng lên mái chùa, người Khmer cầu mong Đức Phật dừng chân lại ở ngôi chùa của họ để ban phúc cho mọi người. 
 Các bức tường hay các cột kèo, cánh cửa trong chính điện được trang trí các bức phù điêu, hình ảnh lấy cảm hứng từ cuộc đời của Đức Phật.
 Phía tường bên ngoài của ngôi chính điện được trang trí bởi những bức phù điêu với những nét khắc họa tinh xảo.
Trang trí mặt ngoài của chùa là các hình đắp nổi, tượng tròn hoặc chạm khắc, thể hiện các hình tượng Rea -hu (Hổ phù), Tiên nữ, chim thần Kâyno, tượng Chằn (Yeak)...
Tượng chằn (Yeak) trên những hàng cột bao quanh chính điện.
 Nhìn vào lớp hình tượng trang trí này, người ta dễ nhận ra những tàn dư của lớp tín ngưỡng dân gian và Bà-la-môn trong đời sống tâm linh của người Khmer.
 Phía trước gian chính điện là kiến trúc hình tháp được lấy từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Khmer, ngoài ra có các dãy hành lang tạo không gian thoáng mát.
 Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn