MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hàng tấn rác lưới mùng đen kịt vây kín biển Cam Ranh. Ảnh: Hữu Long

Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra vụ rác thải biển ô nhiễm môi trường ở Cam Ranh

Hữu Long LDO | 01/11/2023 09:24

Khánh Hòa - Địa phương chỉ đạo kiểm tra tình trạng người dân làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm rồi vứt bỏ toàn bộ dàn lưới mùng và rác thải nhựa xuống biển.

Ngày 1.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận đã nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc kiểm tra, xử lý phản ánh của Báo Lao Động liên quan đến bài viết "Rác thải từ lồng tôm hùm - ác mộng với môi trường biển Cam Ranh".

Từ phản ánh của báo, tỉnh Khánh Hòa giao Sở Nông nghiệp và Phát triển chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, UBND TP Cam Ranh khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung do Báo Lao Động phản ánh; chủ động giải quyết dứt điểm vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tỉnh cũng yêu cầu sở này báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất tham mưu những nội dung thuộc thẩm quyền trước ngày 15.11.2023.

Trao đổi với Lao Động, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận sở sẽ sớm phối hợp với UBND TP Cam Ranh kiểm tra và có giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm tại khu vực bờ biển thuộc xã Cam Lập.

This browser does not support the video element.

Bãi biển Cam Ranh bị bủa vây bởi rác nhựa, lưới mùng dày đặc

Như Lao Động đã phản ánh, hơn 3 năm trở lại đây, rác thải nhựa từ lồng bè nuôi tôm hùm bủa vây đường bờ biển thuộc xã Cam Lập, TP Cam Ranh.

Theo người dân địa phương, mỗi ngày có hàng trăm lồng bè từ khắp nơi được đưa vào vùng biển xã Cam Lập để dọn vệ sinh, thay lưới mới.

Trong quá trình vệ sinh, chất thải như túi nilon, lưới mùng cũ, vỏ sò, ốc, hàu được đổ trực tiếp xuống bãi biển.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực rộng hơn 1km đường bờ biển thôn Bình Lập luôn bốc ra mùi hôi thối bởi rác thải nhựa. Đây cũng là điểm tập kết làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm sau một chu kỳ nuôi.

Khu vực trên bờ những tấm lưới mùng rách nát nằm lẫn lộn với cát biển. Phía dưới mặt nước, lưới mùng đã qua sử dụng bị vứt bỏ khắp nơi. Những tấm lưới mùng sau thời gian hóa màu đen kịt, bốc mùi. Bất cứ động vật, con người tiếp xúc với loại lưới này đều bị mẩn đỏ, ngứa toàn thân…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn