MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một đoạn đường đê biển Tây Cà Mau sụp xuống gần 2m (ảnh Nhật Hồ)

Không thực hiện ý tưởng đưa nước biển vào vùng ngọt

NHẬT HỒ LDO | 28/02/2020 08:55
Ngày 28.2 Văn phòng UBND Cà Mau cho biết đã dừng hoàn toàn ý tưởng đưa nước biển vào vùng ngọt để cứu các công trình bị sạt, sụp lở đất.

Trước đó, tại hội nghị bàn giải pháp hạn chế hạn mặn vào ngày 24.2, một số ý kiến cho rằng nên đưa một lượng nước biển vào để “giữ chân” công trình trước tình trạng sụp lở đất bất thường tại Cà Mau.

Sau khi xem xét, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau không đồng ý với ý tưởng này. Bởi, nếu đưa nước biển vào vùng ngọt sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái ngọt tại Cà Mau. Chính vì vậy, Cà Mau tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp để khắc phục hiện tượng sụp lở đất bất thường tại tỉnh này.

Trong khi đó, ngày 27.2 tỉnh này tiếp tục sụp lở đất chia cắt nhiều tuyến đường giao thông tại xã Lý Văn Lâm, Thành phố Cà Mau.

Được biết, Hiện nay theo quy hoạch vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau có diện tích 154.000ha. Tuy nhiên sản xuất trong vùng này đan xen nhiều loại hình. Qua rà soát thì diện tích thực tế phục vụ sản xuất hệ sinh thái ngọt là 100.591ha, trong đó huyện U Minh là 56.414ha, huyện Trần Văn Thời là 44.177ha.

Đến nay, Cà Mau có trên 41.000ha lúa bị ảnh hưởng bởi khô hạn, trong đó thiệt hại 18.000ha. Có đến trên 1.000 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 21km. Toàn bộ diện tích có rừng (trên 42.000ha) đều báo động cháy cấp cực kỳ nguy hiểm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn