MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ gỡ khó cho các dự án BOT. Ảnh ĐT

Kiến nghị Chính phủ gỡ khó cho các dự án BOT: Liệu có phù hợp?

Minh Hạnh LDO | 13/05/2020 11:43

Liên quan tới kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông BOT của bộ GTVT, đại diện Hiệp hội Vận tải  Ôtô Việt Nam – ông Nguyễn Văn Quyền, cho rằng việc đề xuất tăng phí BOT vào thời điểm này là không phù hợp, vì các doanh nghiệp vận tải cũng đang rất khó khăn sau đại dịch COVID-19.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam – ông Nguyễn Văn Quyền, cho rằng Bộ GTVT nên thận trọng trong việc đề xuất tăng phí BOT.

Ông Quyền nhận định cần tăng thêm thời gian thu phí và giữ mức phí nếu dự án đã có mức phí cao. Nếu dự án có mức phí thấp so với mặt bằng chung thì có thể điều điều chỉnh đồng thời, xem xét cụ thể và phải rà soát lại toàn bộ mức phí để mức thu phí BOT phù hợp giữa người dân và các nhà đầu tư BOT.

Cùng đó, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng, cũng cho rằng, trong thời điểm khó khăn này, Nhà nước không nên tăng phí BOT và thời điểm điều chỉnh tăng là không phù hợp. Nếu cần thiết phải điều chỉnh để cứu nhà đầu tư thì phải có lộ trình, thời gian phù hợp khi mọi hoạt động lưu thông hàng hóa đi lại bình thường và kinh tế xã hội phục hồi.

“Hiện, lượng khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng chỉ đạt khoảng 40%. Trong khi các loại thuế phí khấu hao tài sản cố định, lãi suất ngân hàng vẫn giữ nguyên... Mức phí BOT trong hướng tuyến xe chạy của doanh nghiệp hiện đang rất cao”, ông Hải cho hay.

Lý giải việc đề xuất kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo, kiến nghị giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc do doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT. Trên cơ sở rà soát số liệu đến hết năm 2019, có tới 45 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT. Trong đó, có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13 - 15% và 3 dự án chưa được thu, đang tạm dừng thu.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nguyên nhân chủ yếu là do giảm giá vé cho phương tiện lân cận trạm thu phí và giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35/2016. Bên cạnh đó do sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng, quý, năm; lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo và các dự án chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT theo chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn