MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Đào Văn Đến nhiều lần có ý định nhổ cọc gỗ nhưng đều bất thành. Ảnh PV

Lời kể của người phát hiện 13 cọc gỗ nghi liên quan trận Bạch Đằng

Mai Dung LDO | 19/02/2020 14:47

Theo ông Đào Văn Đến, 50 tuổi, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), những chiếc cọc gỗ được tìm thấy từ nhiều năm trước. Ngoài số cọc gỗ trên, trước đó, người dân phát hiện thuyền gỗ cạnh khu vực phát hiện cọc.

Sáng 19.2, trao đổi với PV Lao Động, ông Đào Văn Đến, 50 tuổi, thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên - người phát hiện cọc gỗ nghi liên quan đến trận chiến sông Bạch Đằng năm 1288 và báo cáo cơ quan chức năng - cho biết: Những cọc gỗ này đã tồn tại ở ao cá vườn nhà từ nhiều năm nay. Nhưng gia đình không biết nguồn gốc số cọc này.

Một cọc gỗ được tìm thấy ngay dưới chân bờ kè ao cá. 

Chỉ đến khi bãi cọc Cao Quỳ (Xã Liên Khê, Thủy Nguyên) được phát hiện trước đó - cũng được dự đoán có liên quan trận chiến nổi tiếng trong lịch sử, ông Đến mới nghĩ đến việc tìm hiểu nguồn gốc số cọc và báo cáo cơ quan chức năng.

Theo bà Điệp Thị Tới - vợ ông Đến - trước đây, gia đình nhiều lần muốn nhổ cọc gỗ bởi lẽ mỗi lần đánh bắt cá, lưới đánh cá bị mắc vào cọc. Nhưng rất kỳ lạ là cọc gỗ chắc, dao nào chặt vào cũng mẻ.

Thậm chí có lần gia đình thuê người buộc dây cáp kéo cọc lên nhưng đều bất thành, cọc vẫn ở đó. Một thời gian sau nghe người trong làng truyền tai nhau, khu vực ao cá có vị thần ngự trị hàng nghìn năm nên tôi cũng bỏ ý định nhổ cọc gỗ lên.

Đến thời điểm hiện tại, số cọc gỗ phát hiện tại ao cá gia đình ông Đến là 13 cọc.

Ngoài số cọc gỗ trên, trước đó, người dân phát hiện thuyền gỗ cạnh khu vực phát hiện cọc. Qua lời kể của người dân địa phương, quanh khu vực này người dân phát hiện nhiều cọc gỗ.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, 63 tuổi (hàng xóm ông Đào Văn Đến) cho biết, trước đây khu vực phát hiện bãi cọc là bãi bồi ven sông Kinh Thầy.

Từ năm 1996, địa phương mới quy hoạch thành khu nuôi trồng thủy sản. Từ đó đến nay, người dân trong lúc đào ao, làm vườn có phát hiện cọc gỗ, nhưng không rõ đó là cọc gỗ có liên quan đến trận chiến lịch sử hay không.

Cụ thể, nhà ông Tỉnh cách đây vài năm có phát hiện cọc gỗ to, dài khoảng 2m. Sau đó, do không sử dụng nên ông Tỉnh lại vùi đất lấp cọc.

Cọc gỗ phát hiện tại khu vực ao cá gia đình ông Đào Văn Đến.

Cũng theo ông Tỉnh, khu vực ngã 3 sông Kinh Thầy, Đá Bạc, Vách Đá, người dân phát hiện nhiều cọc gỗ nhất. Phần lớn số cọc tìm được có chiều dài từ 2-3m. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn