MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhân viên Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử sàng lọc hạt cây Xích Tùng sau khi thu lượm. Ảnh: Nguyễn Hùng

Lượm hạt Xích Tùng cổ trên Yên Tử về nhân giống

Nguyễn Hùng LDO | 14/12/2019 15:13

Mùa này, có nơi trên Yên Tử, những hạt cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử rơi phủ kín thảm cỏ, lối đi. Các nhân viên của Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (Quảng Ninh) bắt đầu vào rừng lượm từng hạt nhỏ li ti về ươm giống, để hy vọng có thể trồng thêm trên Yên Tử và đặc biệt là thay thế cho 233 cây Xích Tùng cổ còn sót lại sau này.

This browser does not support the video element.

Video: “Thu lượm hạt Xích Tùng trên Yên Tử”
 

Trong vòng một ngày, nhóm của anh Thanh Sơn lượm được một âu hạt Xích Tùng đạt chuẩn để ươm trồng. Đó là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu bởi hạt nhỏ li ti, hạt nào to nhất cũng chưa bằng hạt đậu xanh.

Hạt từ những cây Xích Tùng trên 700 tuổi phủ kín lối đi. Ảnh: Nguyễn Hùng

"Chúng tôi mới chỉ lượm hạt Xích Tùng rơi trên tuyến đường hành hương, còn phía có rừng, hạt nhiều lắm nhưng vướng những thực bì dầy nên không lấy được” – anh Sơn cho biết.

Theo ông Lê Tiến Dũng – Trưởng Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, những năm trước cũng có một số nhân viên đi lượm hạt về nhưng chỉ là ươm chơi cho vui. Đây là năm đầu tiên, đơn vị này cho nhân viên đi lượm từng hạt cây Xích Tùng, bởi dự án “khám – chữa bệnh” cho rừng Xích Tùng cổ Yên Tử vừa chính thức được phê chuẩn, trong đó có phần ươm, nhân giống cây Xích Tùng.

Thu lượm hạt Xích Tùng. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo anh Phạm Văn Sự - cựu nhân viên của Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, người duy nhất nhân giống thành công cây Xích Tùng – mùa hạt cây Xích Tùng già và rơi xuống đất kéo dài trong vòng 2 tháng.

Sàng lọc. Ảnh: Nguyễn Hùng

Nếu không thu lượm nhanh thì hạt có thể bị hỏng, và nếu có nảy mầm thì cũng không thể tồn tại được vì bị sâu bọ, thời tiết… tấn công.

Đây là lý do vì sao rừng Xích Tùng cổ trên Yên Tử hiện nay là do người xưa trồng và cho đến nay, không xuất hiện bất cứ cây Xích Tùng nào mọc tự nhiên. Tất cả những cây Xích Tùng cổ hiện nay đều nằm ở rìa vực hoặc là ở những đất một bên cao, bên thấp để lấy ánh sáng tốt nhất.

Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thành quả sau một ngày thu lượm. Ảnh: Nguyễn Hùng

Tuy nhiên, theo anh Sự, để nhân giống thành công là điều không đơn giản bởi hạt rất lâu nảy mầm, lại thường nảy vào mùa mưa – mùa của sâu bệnh và nhạy cảm với ánh sáng, thời tiết.

Giống Xích Tùng Yên Tử đã được nhân giống thành công. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một “cụ” Xích Tùng bị sâu mọt nửa thân gốc. Ảnh: Nguyễn Hùng

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn