MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Mô hình Hoàng Sa, Trường Sa lồng ghép "giáo dục tình yêu biển đảo"

Thanh Chung LDO | 20/10/2019 07:15

Mô hình Trường Sa, Hoàng Sa trong trường học được thầy và trò trường Tiểu học Nguyễn Đức Thiệu (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), đã xây dựng với ý tưởng học lồng ghép giáo dục về tình yêu biển đảo và địa giới của nước ta.


Mô hình Hoàng Sa, Trường Sa xây dựng cách đây 5 năm với diện tích 100 m2, nằm trong sân trường.
Mô hình thể hiện đầy đủ các phần lãnh thổ của Việt Nam từ đất liền đến vùng biển và có ranh giới đối rõ ràng.
Điểm nổi trội của mô hình là có 2 khối nhà giàn DK1.
Trên nóc nhà giàn được trưng bày đèn cảnh báo, máy bay quân sự với ý tưởng sẵn sàng phục vụ cho các quần đảo, đảo gần đó khi cần thiết.
Trên mỗi cột mốc chủ quyền đều có lá cờ Việt Nam, khẳng định chủ quyền biển đảo.
Tất cả đều được gắn chú thích để học sinh dễ dàng nhận biết.
Cô Nguyễn Thị Mi Na giảng cho em học sinh biết về lãnh thổ địa lý nhằm cho các em hiểu rõ và nhớ lâu hơn.
Em Trần Tuấn Kiệt học lớp 4B nói, em rất rất thích mô hình này. Khi em môn Địa lý thì các cô thường giảng để em hiểu bài và nhớ các đảo, quần đảo của Việt Nam.
Ở 3 miền đại diện 3 thành phố lớn với 3 biểu tượng nổi tiếng như Hà Nội lấy Chùa Một Cột làm biểu tượng, Đà Nẵng chọn biểu tượng Ngũ Hành Sơn, còn TP.Hồ Chí Minh thì có Chợ Bến Thành.
Thầy Đỗ Xuân Thưởng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Khi xây dựng mô hình đã được các thầy cô ban giám hiệu căn cứ theo biểu đồ địa lý Việt Nam để xác định các vị trí trên đất liền cũng như những tọa độ các quần đảo, đảo trên biển.
Nhà trường thường xuyên tổ giảng dạy ở mô hình này để giúp các em hiểu và nhớ lâu hơn. “Đây là mô hình thu nhỏ về Việt Nam, đầy đủ phần đất liền, quần đảo, đảo của nước ta, được các em hứng từ đó giúp các em học nhanh tiếp thu hơn” thầy Thưởng nói.
 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn