MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bão số 10 Doksuri đã làm 123 người chết và mất tích, 342 người bị thương, hơn 3.500 nhà bị sập, ngập lụt; hàng trăm ngàn ha lúa, hoa màu và cây ăn quả, hư hại nhiều công trình đê điều, giao thông… Tổng thiệt hại ước tính trên 22.680 tỉ đồng (tương đương 1 tỉ USD). Ảnh minh họa.

Năm 2018: Bão, áp thấp nhiệt đới có xu hướng nhiều hơn trung bình nhiều năm

Kh.V LDO | 25/01/2018 17:09
Dưới tác động của La Nina trong nửa đầu năm 2018, sau đó là pha ENSO trung tính, số lượng bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam sẽ tương đương hoặc nhiều hơn một ít so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, hiện tượng ENSO ở pha trung tính trong nửa đầu năm 2017 và chuyển sang pha La Nina trong tháng cuối năm 2017.

Các đợt rét đậm, rét hại xuất hiện với tần suất thấp và không kéo dài; nắng nóng diễn ra kỷ lục ở nhiều nơi, đặc biệt là ở tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội.

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện nhiều kỷ lục trên biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta tập trung ở khu vực Trung Bộ, trong đó đặc biệt là hai cơn bão mạnh số 10 (Doksuri) và số 12 (Damrey). Từ giữa đến nửa cuối năm 2017, mưa lớn diện rộng và kéo dài ở Bắc Bộ, Trung Bộ gây lũ lịch sử hoặc gần mức lịch sử ở Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ.

Hiện tượng ENSO đã chuyển sang pha lạnh (La Nina) trong tháng 12.2017 và nhiều khả năng hiện tượng La Nina sẽ không kéo dài. Các dự báo hiện tại cho thấy La Nina sẽ còn duy trì trong 3-4 tháng đầu năm 2018, sau đó chuyển dần trở lại pha trung tính trong các tháng giữa năm 2018.

Dưới tác động của La Nina trong nửa đầu năm 2018, sau đó là pha ENSO trung tính, số lượng bão, ATNĐ trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam sẽ tương đương hoặc nhiều hơn một ít so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Về mưa và nhiệt độ, mùa mưa nhìn chung có xu hướng đến sớm ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc, các tháng đầu năm 2018 mưa trái mùa có khả năng xuất hiện ở khu vực phía nam.

Lượng mưa từ tháng 4 – 6.2018 ở Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn so với TBNN, các tháng 2, 3 và tháng 7 ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN cùng thời kỳ. Khu vực từ Trung Bộ từ tháng 2-7.2018 phổ biến xấp xỉ so với TBNN; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 2-5.2018 lượng mưa cao hơn TBNN, trong đó các tháng mùa khô có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa; từ tháng 6 - 7 lượng mưa phổ biến xấp xỉ TBNN.

Nhiệt độ trung bình trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2018 có xu hướng dao động ở mức xấp xỉ TBNN. Rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc có khả năng tập trung trong giai đoạn cuối tháng 1 và nửa đầu tháng 2.2018.

Nhiều khả năng sẽ xuất hiện một số đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 5-7 ngày. Trong mùa hè năm 2018, nắng nóng có xu hướng không quá gay gắt, không kéo dài và xuất hiện muộn hơn so với mọi năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn