MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đất trồng lúa bị nhiễm mặn, nay không nuôi tôm cũng không thể trồng lúa được. Ảnh: Hưng Thơ.

Ngăn chặn tình trạng dẫn mặn nhập đồng nuôi tôm tự phát

HƯNG THƠ LDO | 12/12/2023 16:58

Tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu tăng cường quản lý việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt từ mấy năm trước, nhưng tình trạng này không được kiểm soát, gây nhiều hệ lụy.

Ngày 12.12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, trước thông tin báo chí phản ánh về tình trạng nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt ở các địa phương ven biển gây nhiều hệ lụy, đơn vị này đã yêu cầu UBND huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và thành phố Đông Hà tiến hành rà soát, xác minh.

Hồ nuôi tôm nước mặn trong khu dân cư. Ảnh: Hưng Thơ.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị yêu cầu các đơn vị trên báo cáo diện tích nuôi tôm nước lợ trên diện tích đất trồng lúa, hoa màu, trong khu dân cư không đúng quy hoạch và kết quả triển khai giám sát, xử lý những vi phạm về nuôi tôm trái quy hoạch trong thời gian qua.

Liên quan đến tình trạng nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, từ 9.2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã có văn bản, yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.

Các hồ nuôi tôm trái phép xả thải gây ô nhiễm, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. Ảnh: Hưng Thơ.

Trước đó, tháng 8.2023, Lao Động đã có bài viết “Dẫn nước mặn vào khu dân cư nuôi tôm, người dân điêu đứng”, phản ánh hàng chục ha đất hoa màu, đất trồng lúa của người dân ven biển được dẫn nước mặn vào để nuôi tôm. Việc nuôi tôm ở trên đất hoa màu, cạnh khu dân cư đã gây nhiều hệ lụy, như ô nhiễm môi trường, đặc biệt nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn. Từ đó, nhiều diện tích đất hoa màu hiện phải bỏ hoang, người dân không có nước dùng vì nước giếng ô nhiễm…

Dù việc này đã được phản ánh, nhưng cơ quan chức năng chưa quan tâm giải quyết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn