MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vệ tinh made by Việt Nam được phóng thành công vào không gian sáng qua 18.1. Ảnh: JAXA

Ngoài vệ tinh "made by Việt Nam", ta còn cần thêm vệ tinh nào?

Thành Trung LDO | 19/01/2019 12:20
Thời gian vì xin, mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, nhưng nếu Việt Nam có vệ tinh của mình, sẽ chỉ mất khoảng 6 tới 12 tiếng để có ảnh vệ tinh.

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà công nghệ cao, thông tin, dữ liệu… trở thành vũ khí cạnh tranh giữa các quốc gia, chúng ta cần có vệ tinh riêng của mình để có thể chủ động, trước hết là về hình ảnh.

Nếu như trước đây, việc mua hay xin ảnh từ vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, thì khi có vệ tinh chỉ cần 6-12 tiếng là chúng ta có ảnh riêng.

Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - PGS.TS Phạm Anh Tuấn. Ảnh: VNSC

Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết thêm, ngoài vệ tinh Vinasat 1, Vinasat2 là vệ tinh viễn thông phục vụ kinh doanh viễn thông, truyền hình, điện thoại, chúng ta còn cần có vệ tinh quan sát trái đất.

"Nếu chúng ta chỉ trông cậy vào đi mua, không làm chủ được công nghệ, chúng ta sẽ mãi mãi phụ thuộc. Trước đây, chúng ta đi mua vệ tinh nên không tự chủ được để có vệ tinh phục vụ cho những mục tiêu, nhu cầu sử dụng riêng của Việt Nam.

Còn khi chúng ta làm chủ công nghệ, có thể từng bước chế tạo vệ tinh phục vụ mục đích của Việt Nam và cải tiến để tiết kiệm hơn đi mua. Đồng thời có thể tăng cường mức độ bảo mật thông tin", Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nói.

Cũng theo người đứng đầu Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, việc chế tạo vệ tinh tại Việt Nam sẽ kéo các ngành công nghệ khác như vật liệu, cơ điện tử, tự động hóa. Công nghệ vũ trụ là biểu tượng công nghệ cao của một quốc gia.

Vệ tinh made by Việt Nam được gắn lên tên lửa trước khi phóng vào không gian. Ảnh: JAXA

Trước đó, sáng 18.1, vệ tinh MicroDragon do các nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam chế tạo đã được phóng thành công vào không gian từ Nhật Bản.

Vệ tinh MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn