MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chị Minh và chị Lan (từ trái qua phải) chia sẻ về nghề gác chắn

Người hùng gác chắn: Nghề gác chắn có thể ngồi tù, dân đánh, chửi bới

HÀ ANH CHIẾN – ĐÌNH TRỌNG LDO | 13/02/2019 15:59
Được gọi là người hùng ngành đường sắt khi dũng cảm cứu cụ bà 77 tuổi thoát khỏi đường ray khi tàu lửa đang chạy qua, nhưng cả chị Nguyễn Thị Minh (35 tuổi) và chị Đỗ Thị Lan (33 tuổi) – nhân viên cung chắn Biên Hòa 2, Đội đường sắt Biên Hòa cho rằng: “Đó cũng là một phần công việc của chúng tôi, giúp người dân được an toàn khi tàu chạy qua”.

Và ít người biết phía sau hành động dũng cảm đó là cuộc sống khá bình dị và còn nhiều khó khăn. Chị Minh và chồng cùng quê tại Hương Khê, Hà Tĩnh, bố mẹ ở quê đều là công nhân viên chức về hưu, rồi hai anh chị cùng ra trường và cùng “đầu quân” cho ngành đường sắt. Chị Minh làm gác chắn còn chồng làm nhân viên kỹ thuật nuôi dạy con nhưng đến nay vẫn phải ở nhà tập thể của đường sắt Biên Hòa. Tương tự, chị Lan cũng đã có nhiều năm công tác trong ngành đường sắt, chồng làm công nhân trong KCN, ở nhà thuê.

Chị Nguyễn Thị Minh

Là nghề đối diện với nhiều nguy hiểm và gian khổ, theo chị Minh chỉ có tình yêu nghề nhiệt huyết mới giúp chị giữ vững được ngọn lửa nghề tới tận bây giờ. Chị Minh chia sẻ: “Làm nghề này, đồng hồ sinh học thay đổi liên tục, lúc phải làm ngày lúc phải làm đêm. Nghề này cũng nguy hiểm, nếu không kịp xử lý công việc có thể phải ngồi tù, dân đánh, chửi bới thậm tệ. “Có những người không chờ được, chờ 1-2 phút họ không chịu được rồi văng lời càm ràm, thậm chí chửi bới, thậm chí có thành phần cá biệt đẩy chắn đi, đồng nghiệp tôi cũng có người bị dân đánh rồi” – chị Minh chia sẻ.

Trong khi đó, chị Đỗ Thị Lan lại cho biết những góc khuất của nghề gác chắn.

Chị Đỗ Thj Lan

Chị Lan chia sẻ, vui buồn với nghề nhiều lắm, nắng mưa không kể, ngày đêm không dám nói cứ đến ca là vào làm. Nhiệm vụ của công việc là đảm bảo thông thoáng cho tàu lưu thông và an toàn cho người dân.

Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, cả hai chị vẫn làm việc như những ngày bình thường. “Vui buồn nhiều lắm, buồn là còn nhiều người tham gia giao thông ý thức vẫn còn kém. Khi tín hiệu tàu chuẩn bị tới nhưng một số người không chấp hành hiệu lệnh vẫn cố tình băng qua. Thậm chí có người còn điều khiển xe máy đâm thẳng vào mình. Có đêm, những gã đi nhậu về khuya say rượu còn chửi bới dọa đánh mình.”

Công việc hàng ngày của anh hùng ngành đường sắt

“Vui là mình đã hoàn thành nhiệm vụ và người dân lưu thông qua đây được an toàn. Thời khắc cứu bà cụ mình cũng chỉ nghĩ tới sự an toàn của người dân là trên hết” - chị Lan nói. Chị Minh cũng cho biết, ý nghĩa công việc của mình là đảm bảo an toàn cho người dân vì vậy niềm vui của nghề là mọi người tham gia giao thông được bình an.

This browser does not support the video element.

Hai nhân viên chia sẻ hành đông cứu bà cụ ra khỏi đường ray khi đoàn tàu tới_ (ảnh Đình Trọng)

Ông Hoàng Đông, Đội trưởng Đội đường sắt Biên Hòa – Cty CP đường sắt Sài Gòn chia sẻ: Nghề gác chắn này có nhiều khó khăn, việc tham gia giao thông rất phức tạp đặc biệt là ở đường ngang tình trạng đóng chắn, người vẫn luồn lách, chạy quá tốc độ gãy dàn chắn…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn