MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều phương tiện giao thông cũ nát nhưng vẫn được sử dụng, trở thành một nguồn khí thải lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Ảnh: Anh Vũ

Nguy hiểm rình rập do khí thải từ những chiếc xe cũ nát

Anh Vũ LDO | 16/02/2024 09:27

Dạo quanh đường phố Hà Nội, không khó để thấy những chiếc xe máy, ôtô cũ nát vẫn đang hằng ngày lăn bánh trên đường. Bên cạnh vấn đề mỹ quan đô thị, những phương tiện này cũng tiềm ẩn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cũng như ảnh hưởng tới chất lượng không khí.

Di chuyển giữa sự ngột ngạt

Người dân Thủ đô đã không còn xa lạ với những chiếc xe cũ nát, tuổi đời có khi tới hàng chục năm vẫn chạy trên đường.

Một số xe chỉ còn trơ phần khung, thiếu nhiều bộ phận trong khi một số khác lại được “cơi nới” thêm những giá đỡ, khung thép để phục vụ công việc của chủ nhân. Nhưng dù có sự khác biệt về mục đích sử dụng và tình trạng xe, những phương tiện cũ nát này vẫn có một điểm chung: Xả nhiều khí thải ra môi trường.

Anh Duy Phong, 24 tuổi - nhân viên một ngân hàng ở khu vực Ba Đình, Hà Nội - cho biết, do đặc thù công việc, anh thường xuyên phải di chuyển trong thành phố để gặp gỡ khách hàng. “Khi đi trong những khu vực đông đúc như các khu chợ, không khí rất ngột ngạt. Nhiều loại xe cũ đã chở hàng cồng kềnh còn phun ra khói xe đen kịt, làm cho người đi đường rất khó chịu” - anh Phong chia sẻ.

Trường hợp của cô Thu Nga - một giảng viên đại học tại quận Đống Đa - chia sẻ: “Tôi đã quen đeo khẩu trang từ trước khi có dịch COVID-19 rồi. Ngày nào mà quên đem theo khẩu trang là phải hít đủ loại khói xe, rất mệt mỏi”.

Chất lượng không khí tại các thành phố lớn là một vấn đề nóng bỏng, ảnh hưởng tới tất cả người dân sinh sống tại đó. Tại Hà Nội, thang đo chất lượng không khí theo ngày của IQAir đã liên tục báo đỏ trong vòng một tháng vừa qua. Trong khoảng thời gian từ 18.12.2023 tới 17.1.2024, chỉ có bốn ngày được ghi nhận là có chất lượng không khí đạt mức trung bình, còn lại hầu hết là ở mức không lành mạnh.

Vấn đề không chỉ của riêng Hà Nội

Trên toàn cầu, ngành giao thông vận tải chịu trách nhiệm cho gần 1/4 lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng. Khí thải từ phương tiện giao thông cũng là một nguồn đáng kể tạo ra các hạt mịn và oxit nitơ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí đô thị, theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UENP).

Không chỉ Hà Nội, vấn đề khí thải phương tiện giao thông cũ làm chất lượng không khí bị ảnh hưởng nặng nề cũng diễn ra tại nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Một trong những trường hợp đáng nhắc tới là tại Uganda, châu Phi.

Một báo cáo của UNICEF năm 2019 cho thấy, số ca tử vong ở châu Phi do ô nhiễm không khí ngoài trời đã tăng gần 60% từ năm 1990 đến năm 2017. Trong khoảng thời gian trước khi số liệu này được ghi nhận, Uganda đã nhập khẩu khoảng 70.000 ôtô và 100.000 xe máy mỗi năm, với hơn 40% trong số đó có tuổi đời trên 8 năm, theo Bộ Giao thông Uganda.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề phương tiện giao thông cũ gây ảnh hưởng tới giao thông và môi trường, TS Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia - cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định về niên hạn sử dụng cho các phương tiện ôtô, xe máy cá nhân. Quy định niên hạn sử dụng chỉ áp dụng cho các loại ôtô như xe tải, xe khách hay xe taxi.

Tuy không quy định về niên hạn sử dụng, nhưng các quy định, tiêu chuẩn đã được đưa vào và trở thành hàng rào kỹ thuật trong quá trình đăng kiểm để kiểm soát chất lượng ôtô. Do đó, không có nhiều trường hợp ôtô quá cũ nát, xả nhiều khí thải có thể lưu thông trên đường. Ông Tạo cho rằng, nếu thu thì cần hỗ trợ người bị thu xe cũ nát...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn