MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk vẫn "khát" lao động

BẢO TRUNG LDO | 07/04/2022 15:01

Đắk Lắk - Nhiều doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột) tìm "đỏ mắt" nhưng vẫn khu đủ công nhân lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đang ngày càng tăng cao.

Chị Nguyễn Thị Trang, chủ cơ sở sản xuất lông mi và xưởng may Hà Thư (Cụm công nghiệp Tân An, tỉnh Đắk Lắk) cho hay, doanh nghiệp đang có 200 người lao động làm việc nhưng hiện chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ, chỉ thiếu công nhân. Thực tế, đơn vị cần thêm khoảng 500 người. Yêu cầu chỉ là nhanh nhẹn, cần cù, không biết việc thì sẽ được đào tạo.

Dù xưởng đã đăng tin tuyển dụng từ đầu năm đến nay nhưng số lượng người tuyển được chỉ “nhỏ giọt”.

"Nguyên nhân là do người lao động di chuyển đến thành phố lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai để làm việc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơ sở. Ngành nghề bên tôi chỉ cần đào tạo một thời gian ngắn nhưng cũng không tuyển được. Bên cạnh đó, lao động cũng vì sản xuất mùa vụ như đến mùa tiêu cũng ảnh hưởng khi nhiều người nghỉ ngang để làm rẫy xong rồi... hầu như không quay lại", chị Thư nói.

Một xưởng may trống rỗng do thiếu lao động. Ảnh: B.T

Được biết, để mở rộng qua mô sản xuất, kinh doanh kiếm thêm lợi nhiều doanh nghiệp tại Cụm Công nghiệp Tân An đang tuyển hàng chục nhân viên thị trường. Thế nhưng, từ tháng 9.2021 đến nay, nhiều đơn vị vẫn chưa tìm được người. Hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng chỉ cầm chừng, chưa được như mong muốn.

Theo ông Nguyễn Kim Tùng - Phó Giám đốc công ty TNHH SX – TM & XD Tùng Bách chia sẻ: "Từ đầu năm đến nay, công ty đang tuyển khoảng 50 lao động. Mặc dù đăng tuyển từ đầu năm đến nay nhưng đơn vị cũng mới tuyển được khoảng 10 người, thiếu hụt rất nhiều.

Việc thiếu lao động ảnh hưởng đến sản xuất khi doanh nghiệp. Chúng tôi đang muốn mở rộng các mảng sản xuất, kinh doanh vì vậy không dám mở rộng vì thiếu nhân sự. Việc đăng ký qua kênh tuyển dụng của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, qua các mạng xã hội như Facebook, zalo, treo bảng tuyển dụng lao động phổ thông… nhưng cũng đang rất khó".

Nhiều doanh nghiệp tại Đắk Lắk đang rất khát lao động. Ảnh: B.T

Ông Đoàn Đình Quý - Phó Giám đốc Công Ty TNHH MTV Anh Coffee thông tin, từ tháng 9 năm ngoái đến nay, công ty đã hết sức tìm kiếm nguồn nhân lực. Đơn vị có 1 điểm kinh doanh tại đường sách, tìm kiếm nhân lực để quản lý quầy, pha chế, nhân viên thị trường quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, vì không tìm được người phù hợp nên công ty nên đành tạm thời đóng của trong thời gian dài.

Theo Trung tâm việc làm tỉnh Đắk Lắk, tính đến quý I, năm nay, có 674 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký tuyển dụng, với nhu cầu tuyển khoảng 30.000 lao động. Tuy nhiên, 3 tháng qua, đơn vị đã tư vấn việc làm gần 10.000 lượt người và nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn rất lớn.

Thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk: Trong quý I.2022, có 227 doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động, tăng 22,7% so với cùng kỳ 2021. Ngoài ra, có 327 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 21,8% kế hoạch, tăng 19,78% so với cùng kỳ; tổng vốn điều lệ đăng ký là 6.807 tỉ đồng (bình quân 20,8 tỉ đồng/doanh nghiệp).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn