MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nhân thi công Dự án hệ thống cống gom nước thải trên sông Tô Lịch. Ảnh: Tùng Giang

Nhiều lần hồi sinh, sông Tô Lịch vẫn ô nhiễm nghiêm trọng

Tùng Giang LDO | 10/04/2024 07:00

Sau nhiều lần nỗ lực để hồi sinh dòng sông Tô Lịch (Hà Nội) đang ô nhiễm nghiêm trọng, đến nay với người dân Thủ đô, dòng sông này vẫn chỉ là một cống lộ thiên khổng lồ, ngổn ngang các dự án chậm tiến độ.

Vào giữa năm 2019, dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản được khởi động. Tuy nhiên, đến tháng 11.2019, dự án chính thức kết thúc bằng việc phía Nhật Bản tiến hành tháo dỡ hệ thống công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản trên sông Tô Lịch. Cũng trong năm 2019, thành phố thử nghiệm việc làm sạch sông khi sử dụng chế phẩm Redoxy-3C tại khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Báo cáo ban đầu cho thấy một số cải thiện tích cực về mức độ ô nhiễm và mùi hôi của dòng sông. Và gần đây nhất, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy hoạch Thủ đô, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu giải quyết triệt để ô nhiễm, làm sống lại dòng sông Tô Lịch bằng cách nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng - đánh giá, để hồi sinh sông Tô Lịch là vấn đề khó không dễ thực hiện. Theo đó, cần thực hiện tốt công tác thu gom nước thải 2 bên bờ sông, không để xả thải trực tiếp xuống dòng chảy. Ước tính hiện nay, hai bên bờ sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ, mỗi ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ xuống sông.

Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội khởi công dự án tách nước thải ra khỏi sông Tô Lịch từ tháng 10.2016, với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỉ đồng. Dự án bao gồm một nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000m3/ngày đêm và tuyến cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ với diện tích phục vụ khoảng 4.874ha. Nhưng sau gần 10 năm triển khai, nhà máy chưa đi vào hoạt động. Trong khi đó, dự án hệ thống cống gom nước thải sông Tô Lịch để đưa nước thải về xử lý tại nhà máy nước thải Yên Xá vẫn ngổn ngang chỉ mới hoàn thành được 90% khối lượng.

PGS.TS Bùi Thị An đề nghị, ngoài việc đôn đốc tiến độ dự án phải xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân khi để tiến độ dự án bị chậm.

Dự án 16.000 tỉ đồng chậm tiến độ
Về việc dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá chậm tiến độ, như Lao Động đã đưa tin. Chủ đầu tư cho rằng, nguyên nhân chính khiến chậm tiến độ là do năng lực, tài chính yếu kém của liên danh nhà thầu. Ban QLDA đề nghị Thanh tra TP Hà Nội sớm vào cuộc thanh tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn