MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lợi nhuận loạt doanh nghiệp dệt may quý III/2023 đi lùi so với cùng kỳ. Biểu đồ: Quang Dân

Nhu cầu các thị trường dệt may đều giảm

Quý An LDO | 01/11/2023 08:58

9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 29,7 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may nước ta, sau đó là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Theo ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhu cầu ở các thị trường trên đều giảm. Đơn cử như thị trường EU, trong 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may sang thị trường này chỉ đạt 2,3 tỉ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ. Đối với thị trường Mỹ, trong nửa đầu năm 2023, dệt may Việt Nam đã đánh mất 1,3% thị phần tại thị trường này.

Ông Cao Hữu Hiếu dự báo, khó khăn chưa thể kết thúc trong nửa đầu năm 2024. Một số yếu tố cần được đưa vào trọng tâm ở giai đoạn này đối với các doanh nghiệp dệt may là chất lượng sản phẩm phải tốt và ổn định để tìm kiếm cơ hội được ưu tiên đơn hàng. Ngoài ra, cần có hệ thống quản lý sản xuất tốt, cho phép kiểm soát chặt chẽ và linh hoạt, đồng thời đáp ứng được các đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng nhanh.

Bên cạnh đó, cần tối ưu hóa việc sử dụng lao động, tạo năng suất lao động cao.

Tương tự ngành dệt may, lĩnh vực da giày cũng phải đối mặt với những khó khăn do các yếu tố khách quan trên thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023, toàn ngành da giày chỉ đạt khoảng 10 tỉ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu trong nước cũng chỉ đạt khoảng 136,7 tỉ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, vẫn có những chỉ báo tích cực từ thị trường nước ngoài. Cụ thể, đến cuối năm 2023 và năm 2024, Mỹ nhiều khả năng tránh khỏi suy thoái kinh tế. Các DN xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam nên đẩy mạnh tìm kiếm đơn hàng sang thị trường này.

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm nhân sự để thoát lỗ

Phân tích bức tranh tài chính của các doanh nghiệp ngành Dệt may trong quý III/2023 cho thấy, lợi nhuận của phần lớn công ty đều đi lùi. Nguyên nhân được chỉ ra là do đơn hàng sụt giảm, các doanh nghiệp thậm chí cắt giảm cả nghìn nhân sự, thanh lý tài sản để khắc phục tình trạng kinh doanh thua lỗ.

Các doanh nghiệp dệt may khác như Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM), Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) cũng báo lợi nhuận quý III và 9 tháng đầu năm 2023 đi lùi so với cùng kỳ.

Điểm sáng hiếm hoi trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Dệt may thuộc về Tổng Công ty May 10 - CTCP (UPCoM: M10), khi ghi nhận lãi trước thuế quý III/2023 đạt 38 tỉ đồng, tăng 26% so với quý III/2022. Thế nhưng tính chung 9 tháng qua, lợi nhuận công ty chỉ tăng khoảng 1% so với cùng kỳ, đạt 93 tỉ đồng.

Quang Dân

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn