MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhức nhối thú chơi rùa và hoạt động buôn bán rùa trên mạng xã hội

Kim Nhung LDO | 14/10/2022 17:17

Trước nhu cầu nuôi rùa làm cảnh của một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ, thị trường buôn bán rùa trực tuyến ngày càng phát triển kể cả về số lượng, quy mô và hình thức kinh doanh, với cả các loài không được phép buôn bán thương mại. 

Nhiều loài rùa bản địa Việt Nam đang trong tình trạng nguy cấp

Việt Nam hiện là nơi cư trú của 31 loài rùa (chiếm 8,68%) trong tổng số 357 loài rùa hiện còn được ghi nhận trên thế giới, 34,83% trong tổng số 89 loài rùa bản địa châu Á, trong đó có 26 loài rùa cạn, rùa nước ngọt và 5 loài rùa biển. 

Trong khi đó, Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê 24 loài rùa cạn và rùa nước ngọt cùng 5 loài rùa biển của Việt Nam vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên, 1 loài sắp bị đe dọa và 1 loài chưa được đánh giá (IUCN, 2021).

Nạn săn bắt và buôn bán trái phép và mất môi trường sống là hai mối đe dọa chính đối với sự tồn tại của các loài rùa. Trong đó, nạn săn bắt và buôn bán trái phép được coi là nguyên nhân chính dẫn tới sự nguy cấp của nhiều loài rùa bản địa của Việt Nam. Bất chấp nỗ lực của các cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước, việc kiểm soát buôn bán động vật hoang dã nói chung và buôn bán rùa trên mạng vẫn còn rất nhiều khó khăn. 

Săn bắt, buôn bán rùa diễn ra phổ biến nhất trong các loài hoang dã ở Việt Nam. Ảnh: LĐO

Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtobe

Theo báo cáo "Chợ rùa trên mạng: Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam năm 2021" do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pannature) và Chương trình bảo tồn Rùa Châu Á xuất bản, kết quả khảo sát trên hai nền tảng Facebook  và YouTube năm 2021 cho thấy, thị trường rùa trên mạng xã hội tại Việt Nam diễn ra rất sôi động, trong đó 2021 là năm tăng trưởng mạnh nhất so với các năm trước đó. 

Sự tăng trưởng này đi kèm với trào lưu nuôi rùa làm thú cưng, thú cảnh trong giới trẻ. Hoạt động giao lưu, buôn bán rùa cảnh trên hai nền tảng này đã có từ nhiều năm trước, kênh YouTube về buôn bán và nuôi rùa lâu đời nhất được thành lập từ năm 2009; nhóm và trang Facebook lâu đời nhất ra đời từ năm 2013. Theo thời gian, thị trường buôn bán rùa trực tuyến ngày càng phát triển kể cả về số lượng, quy mô thị trường và hình thức kinh doanh, với cả các loài không được phép buôn bán thương mại.

Chia sẻ trong buổi tọa đàm “Chợ rùa trên mạng xã hội và tình trạng loài rùa ở Việt Nam” diễn ra vào ngày 14.10 tại Hà Nội, bà Tô Bích Ngọc - cán bộ truyền thông Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho biết, không giống như thị trường truyền thống,  các nền tảng mạng xã hội được thiết kế đặc biệt để tạo điều kiện cho thương mại trực tuyến, với nhiều lợi thế như: dễ tiếp cận, chi phí thấp, dễ dàng che giấu danh tính… Vì vậy mà việc giám sát và kiểm soát hoạt động buôn bán trên mạng xã hội trở nên hết sức khó khăn. 

Tọa đàm “Chợ rùa trên mạng xã hội và tình trạng loài rùa ở Việt Nam".

“Trên các trang, nhóm Facebook, nhóm nghiên cứu thông kê được tổng số 143 trang liên quan đến hoạt động nuôi và buôn bán rùa, trong đó 96 trang (tương đương 67,1%) còn cập nhật trong năm 2021. 

Trên các kênh Youtobe về rùa, với các từ khoá tìm kiếm như “rùa”, “mua bán rùa”, “bán rùa”, “mua rùa”, “rùa cảnh”, “nuôi rùa” tra cứu trực tiếp trên thanh công cụ tìm kiếm Youtobe và lựa chọn kết quả tìm kiếm theo kênh, nhóm thống kế được 230 kênh Youtobe liên quan đến thú chơi rùa cảnh và hoạt động buôn bán rùa còn hoạt động trong năm 2021” - bà Tô Bích Ngọc chia sẻ. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn