MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội

HỮU CHÁNH LDO | 09/10/2022 16:02
Hà Nội - Sân cột cờ Hoàng Thành Thăng Long, Bắc Bộ phủ, Nhà hát lớn Hà Nội, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội,… là những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10.10).

Ngày 10.10.1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đây là mốc son lịch sử chói lọi, là bản hùng ca trong thời đại Hồ Chí Minh, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

68 năm đã qua, cùng với những con người lịch sử, những địa danh ghi dấu vẫn mãi trường tồn theo thời gian, như để gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.

Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2022), mời quý độc giả cùng Báo Lao Động nhìn lại những địa danh mang dấu chân lịch sử, gắn liền với ngày lễ trọng đại này.

Bắc Bộ phủ - Phủ toàn quyền là nơi được lực lượng của ta tiếp quản trong sáng 9.10.1954.
Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, được xây dựng vào năm 1918. Nơi đây chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng từ thời kỳ Cách mạng Tháng Tám 1945 hay Giải phóng Thủ đô năm 1954.
Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dưới triều Nguyễn, nơi đây đã diễn ra lễ thượng cờ lịch sử chiều 10.10.1954.
Nhà hát lớn Hà Nội, nơi nổi hồi còi báo hiệu cho lễ thượng cờ lịch sử chiều 10.10.1954.
Khu Thành cổ (Hoàng Thành Thăng Long) là nơi hội quân của 3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô sáng 10.10.1954.
Sân cột cờ Hà Nội, nơi tổ chức lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô chiều 10.10.1954.
Đoan Môn của Hoàng Thành Thăng Long - nơi chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô, trong đó có buổi lễ thượng cờ chiều 10.10.1954.
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng, nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10.10.1954 vào tiếp quản Thủ đô.
Ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên được lực lượng ta tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9.10.1954.
Công trình này được xây dựng và hoàn thành vào những năm đầu của thế kỷ XX, có quy mô lớn nhất Đông Dương thời kỳ đó.
Khu vực Cửa Nam, nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10.10.1954.
Chợ Đồng Xuân là địa danh nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đi qua để tiến về hội quân tại Thành cổ (Hoàng Thành Thăng Long).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn