MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người lao động đến làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: ANH THƯ

Những điểm mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 15.7

QUỲNH CHI LDO | 14/07/2020 17:03
Từ ngày 15.7.2020, nhiều điểm mới trong Nghị định 61/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý là nội dung hạ điều kiện nhận hỗ trợ đối với người lao động; bổ sung trường hợp bất khả kháng; tăng độ nhận diện đối người tham gia bảo hiểm thất nghiệp...

Hạ điều kiện nhận hỗ trợ

Về điều kiện của người sử dụng lao động khi tiếp nhận hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động qua đó duy trì việc làm, Nghị định 61/2020/NĐ-CP bổ sung như sau:

Người sử dụng lao động gặp khó khăn thuộc các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng dưới 200 lao động; từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 200 đến 1.000 lao động; từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 1000 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP trước đó quy định nội dung trên như sau: Người sử dụng lao động nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 3 tháng…

Tăng độ nhận diện với người tham gia BHTN

So với Nghị định 28/2020/NĐ-CP, Nghị định 61/2020/NĐ-CP mở rộng hơn về đối tượng trong các trường hợp xác nhận người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp đã được nêu tại Điều 49 Luật Việc làm, khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Nghị định 61/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 15.7.2020.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn