MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mục tiêu chính của Chương trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Ảnh: Văn Thành Chương

Nông thôn mới ở miền núi: Chín ép khó bền

VĂN THÀNH CHƯƠNG LDO | 12/05/2023 10:56

Mục tiêu chính của Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Do vậy, nếu phải "chín ép" để đạt thành tích thì không những khó phát huy và còn có thể để lại nhiều hệ quả.

Đạt chuẩn NTM khi điều kiện chưa chín muồi

Ẳng Nưa là xã đầu tiên của huyện Mường Ảng và cũng là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Điện Biên đạt chuẩn NTM. Sau hơn 6 năm phát động, với sự ưu tiên về nguồn lực của địa phương, năm 2016 xã Ẳng Nưa Nưa đã cơ bản đạt được 19/19 tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí còn "non". 

Theo báo cáo của UBND xã Ẳng Nưa, tổng nguồn vốn huy động để xây dựng NTM trên địa bàn xã trong giai đoạn 2011 - 2016 là khoảng hơn 77 tỉ đồng. Tuy nhiên, do phải đầu tư đồng bộ để đảm bảo các tiêu chí nên nguồn vốn thiếu dẫn đến nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng phải "nợ" lại và đến gần 7 năm sau vẫn chưa "trả" được.

Cụ thể, các tuyến đường giao thông liên bản đã được đầu tư đường bê tông còn các tuyến nhánh thì chưa được đầu tư. Cùng với đó, do thiếu kinh phí nên chiều rộng mặt đường cũng bị thu hẹp, hệ thống rãnh thoát nước cũng chưa được đầu tư đồng bộ.

Các tuyến đường nhỏ hẹp và chưa có rãnh thoát nước. Ảnh: Văn Thành Chương

Tại thời điểm đó, do mỗi thôn bản không có đủ 1 nhà văn hóa nên xã Ẳng Nưa đã "linh hoạt" áp dụng 2-3 bản ở gần nhau sử dụng chung 1 nhà văn hóa. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, đoàn thể huyện, xã cũng được giao vận động giúp đỡ các gia đình khó khăn, kiên cố hóa nhà tạm và xây dựng các mô hình kinh tế.

Tuy nhiên, sau gần 7 năm được công nhận đạt chuẩn NTM thì đến nay xã Ẳng Nưa vẫn chưa trả được "nợ" về các hạng mục, công trình mà còn đang "chật vật" để duy trì các tiêu chí. Các tuyến đường, công trình đã xuống cấp cũng chưa có nguồn kinh phí để sửa chữa.

Theo ông Lò Văn Hòa - Chủ tịch UBND xã Ẳng Nưa, năm 2016 khi xã Ẳng Nưa được công nhận đạt chuẩn NTM, bên cạnh việc áp dụng linh hoạt 7 nhà văn hóa/10 bản và các thì xã vẫn phải nợ tiêu chí hộ nghèo đến năm sau mới trả.

 Nhà văn hóa được sử dụng chung cho 3 thôn bản. Ảnh: Văn Thành Chương

"Thu nhập chính của bà con xã Ẳng Nưa phụ thuộc vào cây cà phê nên thu nhập rất bấp bênh, lúc được mùa thì mất giá, được giá lại mất mùa nên thu nhập người dân cũng không đảm bảo. Thu nhập thực tế của người dân đang ở mức 27,28 triệu/người/năm và xã đang phấn đấu đạt 30 triệu/người/năm" - ông Hòa cho hay.

Như vậy, nếu so với xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên thì hiện thu nhập bình quân đầu người tại xã Ẳng Nưa đang thấp hơn hơn 10 triệu đồng/người/năm. Do vậy, nếu áp vào tiêu chí thu nhập của NTM giai đoạn 2021 – 2025 thì với chính quyền và người dân xã Ẳng Nưa không chỉ là khó khăn mà đó còn là một thách thức.

Trạm Y tế xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng. Ảnh: Văn Thành Chương

Vẫn còn bản đặc biệt khó khăn...

Năm 2021, nhiều học sinh tại xã NTM Ẳng Nưa ồ ạt xin chuyển trường đến học tại các xã nghèo lân cận. Đó là thực tế đã xảy ra tại bản Tát Hẹ (bản đặc biệt khó khăn) thuộc xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Cả bản có 16 học sinh trung học cơ sở thì cả 16 em đều xin chuyển sang học tại các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo lý giải của lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Mường Ảng, nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là theo quy định áp dụng từ năm học 2021-2022 học sinh cấp tiểu học và THCS thuộc vùng đặc biệt khó khăn cũng không được hưởng chế độ hỗ trợ bán trú nếu học tại xã Ẳng Nưa (xã NTM) hoặc các xã khu vực I.

Điểm trường Tát Hẹ. Ảnh: Văn Thành Chương

Như vậy, ngoài được hưởng hỗ trợ chi phí học tập, miễm giảm học phí theo quy định thì học sinh tiểu học và THCS tại bản Tát Hẹ không còn được hưởng chế độ bán trú 596.000 đồng và 15kg gạo/tháng nếu tiếp tục học tại xã Ẳng Nưa. Đó là thiệt thòi rất lớn đối với người dân ở bản có đến gần 100% là hộ nghèo.

Tuy nhiên, do các em học sinh tiểu học còn nhỏ nên bố mẹ chưa thể cho đi học nhờ ở các xã khác, vì vậy các cháu buộc phải học tại điểm trường ở bản.  Do không có chế độ bán trú Vì hằng ngày các cháu đã phải mang cơm đến lớp để buổi trưa bố mẹ không phải đón về...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn